Trong các bản tin dự báo bão, cơ quan khí tượng thủy văn thường nhắc đến “bão gây gió cấp 14, 15, giật cấp 16”. Vậy các cấp gió này được tính như thế nào và có nguy hiểm ra sao? Các cơ quan khí tượng thường dùng thang cấp gió Beaufort. Ban đầu, thang gió Beaufort có từ cấp 0 đến cấp 12, ngày nay mở rộng đến cấp 30.
Cấp độ rủi ro thiên tai của siêu bão ở Việt Nam
Nếu siêu bão hoạt động trên vùng Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa) thì cấp độ rủi ro thiên tai của siêu bão là cấp độ 4.
Nếu siêu bão hoạt động trên vùng biển ven bờ; đất liền khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ thì cấp độ rủi ro thiên tai của siêu bão là cấp độ 5.
Cấp bão là gì? Siêu bão mạnh như thế nào? Khi nào một cơn bão trở thành siêu bão? Mời các bạn cùng tìm hiểu các thông tin về cơn bão trong bài viết dưới đây.
Bão là một hiện tượng thời tiết cực đoan xuất phát từ đại dương thường xảy ra ở vùng nhiệt đới.
Cấp độ bão được chia theo tốc độ gió, nhưng sức tàn phá của bão đến từ nước, vì thế rất khó dự đoán chính xác thiệt hại do bão gây ra.
Khi gió không quá 63km/giờ thì người ta gọi đó là áp thấp nhiệt đới. Khi sức gió nằm trong mức 63-117km/giờ được gọi là bão nhiệt đới với tên gọi riêng.
Theo Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bảng Cấp gió và sóng của Việt Nam gồm 18 cấp Beaufort, từ cấp 0 đến cấp 17.
Biển hơi động. Thuyền đánh cá bị chao nghiêng, phải cuốn bớt buồm.
Biển động. Nguy hiểm đối với tàu, thuyền.
Biển động rất mạnh. Rất nguy hiểm đối với tàu, thuyền.
Biển động dữ đội. Làm đắm tàu biển.
Sóng biển cực kỳ mạnh. Đánh đắm tàu biển có trọng tải lớn.
Dựa vào sức gió thì các cơn bão sẽ được phân loại như sau:
Siêu bão có sức phá hoại cực kỳ lớn, sóng biển cực kỳ mạnh, có thể đánh đắm tàu biển có trọng tải lớn.
Về lý thuyết, tốc độ gió duy trì tối đa của cơn bão có một giới hạn, nhưng điều này có thể thay đổi do biến đổi khí hậu
Giới hạn tốc độ đối với tốc độ gió duy trì gọi là cường độ tiềm năng tối đa. Tuy nhiên, giới hạn này bị chi phối bởi vài yếu tố, bao gồm nhiệt lượng ở đại dương.
Cường độ tiềm năng tối đa đối với bão hiện nay thường ở mức lớn nhất là 322 km/h nhưng trong vài thập kỷ tới, khi đại dương ấm lên và khí hậu biến đổi điều đó có thể thay đổi.
Các yếu tố khác giúp xác định cường độ tiềm năng tối đa của một cơn bão gồm nhiệt lượng trong khí quyển và nhiệt độ của đỉnh mây (hé lộ nhiệt lượng có thể chuyển từ mặt biển tới đỉnh bão nhanh tới mức nào) và gió đứt (chênh lệch về tốc độ và hướng gió ở những độ cao khác nhau trong khí quyển).
Trong tình hình đại dương và khí quyển ấm lên, bão đang trở nên mạnh hơn và tăng cường độ nhanh chóng.
Trong lịch sử thế giới, đã có 5 cơn bão có sức gió vượt mức 309 km/h, tất cả đều xuất hiện từ sau năm 2013.
Không ai thực sự biết chắc sức gió tối đa mà một cơn bão có thể duy trì xét trên lý thuyết nếu nhiệt độ nước tiếp tục tăng.
Cấp độ rủi ro thiên tai của siêu bão ở Việt Nam
Nếu siêu bão hoạt động trên vùng Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa) thì cấp độ rủi ro thiên tai của siêu bão là cấp độ 4.
Nếu siêu bão hoạt động trên vùng biển ven bờ; đất liền khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ thì cấp độ rủi ro thiên tai của siêu bão là cấp độ 5.
Ngoài các cấp bão ở trên, các bạn có thể tìm hiểu thêm về Cách đặt tên các cơn bão ở Thái Bình Dương.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, trong ngày hôm qua, bão số 8 tiếp tục suy yếu nhanh thành một áp thấp nhiệt đới.
Vào đầu giờ sáng nay 15/11, áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 21,1 độ Vĩ Bắc; 113,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/h), giật cấp 8. Di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 5km/h.
Trong ngày hôm nay, áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu thành một vùng thấp rồi tan trên biển ở khu vực Bắc Biển Đông.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới hoạt động, vùng biển phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8, sóng biển cao 2,0-3,0m; biển động mạnh. Tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của giông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.
Như vậy, bão số 8 không còn khả năng ảnh hưởng đến đất liền nước ta. Tuy nhiên, hiện nay gần Biển Đông đang xuất hiện cơn bão Usagi. Bão Usagi sẽ đi vào phía Đông Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 9 trong năm 2024.
Theo đó, hồi 1 giờ ngày 15/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,3 độ Vĩ Bắc; 121,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc đảo Lu Dông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ khoảng 15km/h.
Trong ngày hôm nay, bão Usagi di chuyển theo hướng Tây Bắc với vận tốc khoảng 15km/h và đi vào phía Đông Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 9 trong năm 2024. Đến rạng sáng mai, vị trí tâm bão Usagi ở vào khoảng 22,0 độ Vĩ Bắc-120,0 độ Kinh Đông; trên vùng biển phía Đông Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng tâm bão mạnh cấp 10, giật cấp 12.
Khoảng ngày 17/11, sau khi đi vào Biển Đông thành bão số 9 trong năm nay, bão Usagi sẽ di chuyển theo hướng Đông Bắc, trên đất liền phía Nam Đài Loan (Trung Quốc), ít có khả năng đi vào Việt Nam.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3,0-5,0m, vùng gần tâm 5,0-7,0m; biển động dữ dội.
Ngoài ra, ngày và đêm 15/11, vùng biển phía Tây Bắc của khu vực Bắc Biển Đông ngày có mưa rào và rải rác có dông; vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông có mưa bão.
Ngày và đêm 16/11, vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông (phía Bắc vĩ tuyến 19N, phía Đông kinh tuyến 119E) có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão Usagi cấp 8-10, giật cấp 12; sóng biển cao 2,0-4,0m, vùng gần tâm bão Usagi 4,0-6,0m; biển động rất mạnh.
Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.