Nhà thờ Chính tòa giáo phận Kon Tum

Địa hình chủ yếu của tỉnh Kon Tum là gì?

Tỉnh Kon Tum có địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Tỉnh có cả đồi núi, cao nguyên và vùng trũng xen kẽ. Tuy nhiên, địa hình đồi núi chiếm chủ yếu diện tích tại đây.

Huyện nào tại tỉnh này “một con gà gáy cả ba nước cùng nghe”?

Huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum tiếp giáp biên giới Lào và Campuchia, vì vậy, nhân dân gọi đây là nơi “một con gà gáy cả ba nước cùng nghe”. Cửa khẩu Bờ Y tại Ngọc Hồi cũng là cửa khẩu quốc tế mang lại nhiều lợi ích cho tỉnh Kon Tum.

Diện tích huyện Ngọc Hồi đạt khoảng 823,6 km2. Đặc biệt, huyện có tới 17 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng.

Tỉnh nào nước ta có đường biên giới với Lào và Campuchia?

Phía tây của địa phương này giáp các tỉnh Sekong, Attapeu của Lào và Ratanakiri của Campuchia.

Tỉnh này nằm ở khu vực Tây Nguyên và cũng là tỉnh duy nhất của Việt Nam nằm sát biên giới 2 nước Lào, Campuchia.

Kon Tum là tỉnh nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, Việt Nam, có diện tích khoảng 9.600km2. Thủ phủ của tỉnh này là thành phố Kon Tum.

Tỉnh Kon Tum được bao quanh bởi tỉnh Quảng Nam ở phía Bắc, tỉnh Quảng Ngãi ở phía Đông, tỉnh Gia Lai ở phía Nam. Phía Tây của Kon Tum giáp hai nước Lào và Campuchia.

Tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk cũng thuộc khu vực Tây Nguyên nhưng chỉ giáp biên giới Campuchia. Trong khi đó, tỉnh Lâm Đồng không giáp biên giới quốc gia nào.

Ngọn núi nào tại tỉnh Kon Tum được mệnh danh “nóc nhà của đỉnh Trường Sơn”?

Ngọc Linh là đỉnh núi nổi tiếng tại Kon Tum và cũng là đỉnh cao nhất trên dãy Trường Sơn, thuộc lãnh thổ Việt Nam.

Núi Ngọc Linh cao 2.598m, nằm trên địa bàn 2 huyện Đăk Glei và Tu Mơ Rông. Nơi đây có loại sâm Ngọc Linh quý hiếm, được coi là quốc bảo của Việt Nam.

Tỉnh Kon Tum nổi tiếng với nhà rông nào?

Nhà rông là một dạng nhà sàn độc đáo, là nơi sinh hoạt công cộng, tương tự như các đình làng ở vùng đồng bằng.

Các đồng bào dân tộc Tây Nguyên sử dụng nhà rông làm nơi trao đổi, thảo luận các việc quan trọng trong buôn làng. Với người Ba Na, nhà rông còn là nơi tiếp đón khách tới thăm.

Đặc biệt, nhà rông hoàn toàn được xây dựng bởi các nguyên liệu tự nhiên như cỏ tranh, tre, cây lồ ô… Nhà rông Kon Klor nổi tiếng tại tỉnh Kon Tum cao đến 22m, từng giữ vị trí nhà rông cao nhất Tây Nguyên.

Văn Lang: Được coi là quốc hiệu đầu tiên cho Việt Nam. Lãnh thổ gồm khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh bây giờ. Kinh đô đặt ở Phong Châu.

Âu Lạc: Năm 257 trước công nguyên, nước Âu Lạc được dựng lên, từ liên kết các bộ lạc Lạc Việt (Văn Lang) và Âu Việt, bao gồm lãnh thổ của Văn Lang trước đây và một phần đông nam Quảng Tây (Trung Quốc).

Vạn Xuân: Là quốc hiệu của Việt Nam trong một thời kỳ độc lập ngắn ngủi dưới sự lãnh đạo của Lý Nam Đế. Quốc hiệu này tồn tại từ năm 544 đến năm 602.

Đại Cồ Việt: Là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Đinh đến đầu thời nhà Lý, do Đinh Tiên Hoàng đặt năm 968. Quốc hiệu này tồn tại 86 năm đến năm 1054, đời vua Lý Thánh Tông đổi sang quốc hiệu khác.

Đại Việt: Là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Lý, bắt đầu từ năm 1054, khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi. Quốc hiệu này tồn tại không liên tục (gián đoạn 7 năm thời nhà Hồ và 20 năm thời thuộc Minh), đến năm 1804, trải qua các vương triều Lý, Trần, Lê, Mạc và Tây Sơn, khoảng 743 năm.

Đại Ngu: Là quốc hiệu của Việt Nam thời nhà Hồ, từ năm 1400. Chữ Ngu ở đây có nghĩa là "sự yên vui, hòa bình".

Việt Nam: Quốc hiệu Việt Nam chính thức xuất hiện vào thời nhà Nguyễn. Vua Gia Long đã đề nghị nhà Thanh công nhận quốc hiệu Nam Việt.. Tuy nhiên tên Nam Việt trùng với quốc hiệu của quốc gia cổ Nam Việt thời nhà Triệu, gồm cả Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Hoa. Nhà Thanh yêu cầu nhà Nguyễn đổi ngược lại thành Việt Nam để tránh nhầm lẫn. Quốc hiệu này được tuyên phong vào năm 1804.

Tuy nhiên, tên gọi Việt Nam có thể đã xuất hiện sớm hơn. Ngay từ cuối thế kỷ 14, đã có một bộ sách nhan đề Việt Nam thế chí và đầu thế kỷ 15 trong cuốn "Dư địa chí" đã thấy nhiều lần nhắc đến hai chữ "Việt Nam". Điều này còn được đề cập rő ràng trong những tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Người ta cũng tìm thấy hai chữ "Việt Nam" trên một số tấm bia khắc từ thế kỷ 16-17 như bia chùa Bảo Lâm (1558) ở Hải Dương, bia chùa Cam Lộ (1590) ở Hà Nội, bia chùa Phúc Thánh (1664) ở Bắc Ninh... Đặc biệt bia Thủy Môn Đình (1670) ở biên giới Lạng Sơn có câu đầu: "Việt Nam hầu thiệt, trấn Bắc ải quan" (đây là cửa ngõ yết hầu của nước Việt Nam và là tiền đồn trấn giữ phương Bắc).

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là tên gọi của cả nước Việt Nam từ 1945 đến 1954. Nhà nước này được thành lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 (ngày Quốc khánh của Việt Nam ngày nay). Vì sự can thiệp của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ nên đất nước ta gặp phải sự chia cắt và các chế độ ngụy quyền đã đặt ra các chính quyền mang các tên khác. Tên Quốc gia Việt Nam do cựu Hoàng đế Bảo Đại ký với Pháp ngày 8/3/1949. Năm 1955 Ngô Đình Diệm phế truất Bảo Đại và thành lập nên cái gọi là chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Để góp phần đấu tranh thống nhất đất nước, nhân dân miền Nam đã thành lập ra Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Sau 30/4/1975 với thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh toàn bộ đất nước đã thống nhất thành một khối. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội khóa 6 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

PHẠM THỊ THÚY AN – Chuyên viên Ban Tuyên giáo Quận ủy (Sưu tầm)