Người lao động có thể kiểm tra công ty có đóng BHXH hay không bằng 02 cách sau đây:

Mức lãi suất chậm đóng BHXH năm 2024 là bao nhiêu?

Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 6 Quyết định 60/2015/QĐ-TTg, đơn vị sử dụng lao động chậm đóng BHXH từ 30 ngày trở lên, số tiền lãi phải thu bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.

Căn cứ Thông báo 80/TB-BHXH năm 2024, mức lãi suất đầu tư bình quân trong năm 2023 là 4,36%/năm, tương đương 0,363%/tháng;

Do đó, mức lãi suất chậm đóng BHXH áp dụng từ ngày 01/01/2024 là 8,72%/năm, tương đương 0,726%/tháng.

Căn cứ phương pháp xác định tiền lãi chậm đóng BHXH tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 20/2016/TT-BTC, trường hợp chậm đóng BHXH thì tiền lãi chậm đóng được xác định hằng tháng theo công thức sau:

Số tiền lãi phải thu phát sinh trong tháng (n) = Số tiền chậm đóng lũy kế đến cuối tháng (n-2) x Lãi suất chậm đóng (%/tháng)

- (n) là tháng xác định tiền lãi chậm đóng.

- (n-2) là tháng liền trước 02 tháng của tháng (n).

- Lãi suất chậm đóng (%/tháng) là mức lãi suất bình quân tính theo tháng do BHXH Việt Nam thông báo đầu năm như đã nêu.

Công ty phải đóng BHXH vào ngày nào trong tháng?

Căn cứ hướng dẫn tại Điều 7 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, được sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 người lao động đi làm tại công ty hằng tháng sẽ đóng BHXH cho cơ quan BHXH thông qua công ty.

Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, công ty sẽ trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định để đóng cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

Theo đó, công ty và người lao động có thể đóng bảo hiểm xã hội vào bất kì ngày nào trong tháng nhưng chậm nhất ngày cuối cùng của tháng đó.

Riêng với người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì đăng ký phương thức đóng bảo hiểm xã hội linh hoạt:

Thời hạn đóng bảo hiểm xã hội trong trường hợp này chậm nhất là ngày cuối cùng của phương thức đóng mà đơn vị sử dụng lao động lựa chọn.

Nếu công ty có hành vi chậm đóng BHXH cho toàn bộ người lao động thì mức phạt tiền đối với công ty là từ 24% đến 30% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính (nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng) theo quy định tại khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP và khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Đồng thời, công ty buộc phải thực hiện biện pháp khắc phụ hậu quả là đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Buộc công ty nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của công ty để nộp số tiền chậm đóng và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với những hành vi vi phạm.

Cách tra cứu để biết có bị hoãn xuất cảnh vì nợ thuế hay không

Số lượng người nộp thuế nợ thuế dưới 1 triệu đồng rất lớn

Ngày 1/6, Bộ Tài chính cho biết, để nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế, biện pháp tạm hoãn xuất cảnh sẽ là một biện pháp cứng rắn cũng như cảnh báo cho người nộp thuế đang nợ thuế để đảm bảo việc hoàn thành nghĩa vụ thuế vào ngân sách nhà nước.

Luật Quản lý thuế đã quy định hành lang pháp lý đối với việc nợ thuế. Theo đó, trường hợp sau 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, người nộp thuế chưa nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thì cơ quan quản lý thuế thông báo cho người nộp thuế biết số tiền thuế, tiền phạt còn nợ và số ngày chậm nộp. Luật Quản lý thuế cũng quy định việc cho phép người nộp thuế nộp dần tiền thuế nợ trong trường hợp có bảo lãnh của ngân hàng. Như vậy, cơ quan thuế đã nhắc nhở để trường hợp vô tình nợ thuế khẩn trương nộp thuế và cũng có phương án nộp dần cho doanh nghiệp khó khăn không nộp được hết nợ một lần.

Hiện số lượng người nộp thuế nợ thuế dưới 1 triệu đồng rất lớn, đa số lại kéo dài. Với các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh, cơ quan thuế thực hiện rà soát, đối chiếu, xác định chính xác nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế thuộc trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh trước khi thực hiện gửi thông báo đề nghị tạm hoãn xuất cảnh đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và người nộp thuế để người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi xuất cảnh. Vì vậy, người nộp thuế có thể chủ động tra cứu nợ thuế của mình trên hệ thống của ngành thuế để đảm bảo hoàn thành nghĩa vụ thuế trước khi xuất cảnh.

Cách tra cứu để biết có bị hoãn xuất cảnh, bị nợ thuế hay không

Để biết mình có bị hoãn xuất cảnh do nợ thuế hay không, cá nhân có thể truy cập vào trang web của Tổng cục Thuế (https://www.gdt.gov.vn/wps/portal) và thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Tại trang chủ, di chuyển đến mục “Dịch vụ công” ở góc phải màn hình. Chọn mục “Công khai cưỡng chế nợ thuế”, chọn tiếp “Thông báo về xuất cảnh”.

Bước 2: Kiểm tra thông tin xuất cảnh: Nhập mã số thuế cá nhân và bấm tra cứu. Hệ thống sẽ hiển thị thông tin về việc bạn có bị cấm xuất cảnh do nợ thuế hay không.

2. Kiểm tra thông tin xuất cảnh

Bước 1: Nhập mã số thuế cá nhân và bấm tra cứu.

Bước 2: Hệ thống sẽ hiển thị thông tin về việc bạn có bị cấm xuất cảnh do nợ thuế hay không.

– Truy cập trang web Dịch vụ thuế điện tử (https://thuedientu.gdt.gov.vn/).

Bước 1: Đăng nhập tài khoản đã đăng ký. Trong trường hợp chưa có tài khoản, bạn đăng ký bằng thông tin mã số thuế cùng số căn cước công dân của mình.

Bước 2: Chọn mục “Tra cứu” rồi chọn “Tra cứu nghĩa vụ thuế”.

Bước 3: Nhập mã số thuế cá nhân và bấm tra cứu.

Tại đây, hệ thống hiển thị hai mục gồm:

Mục I – Các khoản phải nộp, đã nộp, còn phải nộp, nộp thừa, được miễn giảm, được xóa nợ, được hoàn, đã hoàn, còn được hoàn.

Mục II – Các khoản còn phải nộp, nộp thừa, còn được hoàn đã được ghi nhận trong hệ thống ứng dụng quản lý thuế.

Tại bước này, bạn có thể tra cứu các thông tin bao gồm số tiền thuế đã nộp (được hoàn), số tiền thuế phải nộp…

4. Tra cứu trên ứng dụng eTax Mobile

Bước 1: Đăng nhập bằng tài khoản đã đăng ký. Trong trường hợp chưa có tài khoản, bạn đăng ký bằng thông tin mã số thuế cùng số căn cước công dân của mình.

Bước 2: Chọn mục “Tra cứu nghĩa vụ thuế” rồi chọn “Tất cả nghĩa vụ thuế” và thực hiện Tra cứu.

Tại đây, hệ thống hiển thị hai mục gồm:

Mục I: Các khoản phải nộp, đã nộp, còn phải nộp, nộp thừa, được miễn giảm, được xóa nợ, được hoàn, đã hoàn, còn được hoàn.

Mục II: Các khoản còn phải nộp, nộp thừa, còn được hoàn đã được ghi nhận trong hệ thống ứng dụng quản lý thuế.

Tại bước này, bạn có thể nhấn vào nút xem chi tiết để kiểm tra mình được hoàn thuế hay phải nộp thêm thuế và cụ thể số tiền bao nhiêu ở cả hai mục.

Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với cơ quan thuế địa phương để được hỗ trợ tra cứu thông tin nợ thuế và xuất cảnh.

Các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh liên quan đến nghĩa vụ thuế

Theo Nghị định 126/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật Quản lý thuế, các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh (Khoản 1 Điều 21) bao gồm:

– Cá nhân, cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế là doanh nghiệp thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

– Người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

– Người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.