Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Các ngành đào tạo chuyên ngành giảng dạy bằng ngoại ngữ
Các ngành đào tạo chuyên ngành giảng dạy bằng ngoại ngữ là hệ đào tạo chính quy dạy bằng tiếng Anh, 4 năm, cấp bằng cử nhân.
Trường Đại học Hà Nội đã triển khai đào tạo cử nhân các chuyên ngành khác dạy bằng ngoại ngữ từ năm 2002: ngành Quản trị kinh doanh, Du lịch, Quốc tế học, CNTT, Tài chính-ngân hàng, Kế toán, Marketing, Nghiên cứu Phát triển, Truyền thông Đa phương tiện dạy bằng tiếng Anh, Truyền thông Doanh nghiệp dạy bằng tiếng Pháp. Ngoài ra, Trường còn đào tạo cử nhân ngành Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam cho người nước ngoài. Trong tương lai sẽ mở thêm những chuyên ngành đào tạo khác bằng ngoại ngữ mà thị trường lao động trong và ngoài nước đang có nhu cầu cao.
Đây là dành cho các đối tượng không chuyên, hay các bạn sinh viên hay người đã đi làm có thể học thêm (gọi là hệ tại chức cũ). Thời gian học kéo dài trong 4 năm, được cấp bằng cử nhân hệ tại chức. Trường đào tạo các thứ tiếng: Anh, Trung, Nhật.
Đào tạo ngành tiếng Anh, không tập trung.
Bằng đại học thứ hai, hay còn gọi là "văn bằng 2", dành cho người đã có một bằng đại học ngoại ngữ hệ chính quy, cấp bằng cử nhân hệ chính quy.
Hệ chuyên tu dành cho những người đã tốt nghiệp trường cao đẳng ngoại ngữ hệ chính quy; cấp bằng đại học hệ chuyên tu: tất cả các ngành đào tạo chính quy.
Dành cho người có bằng cử nhân ngành tiếng Anh, hệ không chính quy (tại chức, mở rộng) đã qua lớp bổ túc kiến thức tương đương chính quy.
Các lớp ngoại ngữ mở rộng rãi cho mọi tầng lớp, gồm trình độ khởi đầu (A), trung cấp (B) và nâng cao (C). Đào tạo 18 ngoại ngữ: Anh, Ả rập, Pháp, Nga, Trung, Đức, Nhật, Hàn, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Rumani, Bungari, Hungari, Séc, Slovak, Ba Lan, Thái; Cấp chứng chỉ A, B, C theo chuẩn đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trường Đại học Hà Nội có quan hệ đối ngoại với trên 300 tổ chức, cơ sở giáo dục quốc tế; có quan hệ trực tiếp với hầu hết các đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam; tham gia các hoạt động văn hóa đối ngoại, giao lưu ngôn ngữ-văn hóa với nhiều tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam và quốc tế.
Trường Đại học Hà Nội có thế mạnh đặc biệt về việc hợp tác với các trường Đại học Italia, cụ thể hiện nay trường đã và đang hợp tác chặt chẽ với 23 trường Đại học Công lập danh tiếng của Italia và thực hiện các chương trình trao đổi chuyển tiếp cho sinh viên và cán bộ giáo viên cũng như các chương trình ngành phụ, chương trình liên kết đào tạo tạo điều kiện cho sinh viên theo học lấy chứng chỉ hoặc lấy bằng Công lập của Italia.
Với phương châm mở rộng quy mô, đa dạng hóa loại hình đào tạo đi đôi với nâng cao chất lượng đào tạo, Trường Đại học Hà Nội từng bước tiếp cận công nghệ giáo dục tiên tiến của các nước phát triển, cải tiến nội dung và phương pháp đào tạo nhằm tăng cường trang bị cho người học kỹ năng làm việc, kỹ năng vận dụng sáng tạo kiến thức chuyên môn và khả năng thích ứng với môi trường hoạt động nghề nghiệp trong tương lai. Chính vì vậy, mục tiêu đào tạo không chỉ nhằm trang bị cho người học kiến thức mà còn coi trọng định hướng phát triển năng lực làm việc cho sinh viên. Hiện tại có khoảng 22.000 sinh viên và trên 300 học viên sau đại học đang theo học tại trường. Tỉ lệ sinh viên đạt loại khá, giỏi hàng năm chiếm trên 70%, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp nhận được việc làm đạt 90% (theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới năm 2003-2004)[cần dẫn nguồn].
Giai đoạn 2004-2020, trường tập trung phát triển các ngành đào tạo chính quy, hoàn thành chương trình đào tạo đa ngành, tiếp tục bồi dưỡng ngoại ngữ cho lưu học sinh nước ngoài; mở rộng các loại hình đào tạo như tại chức, từ xa, ngoại ngữ chuyên ngành; phát triển đào tạo sau đại học gồm đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng và uy tín của Tạp chí khoa học ngoại ngữ; mở rộng giao lưu quan hệ quốc tế thông qua các chương trình hợp tác đào tạo, trao đổi giáo viên và sinh viên.
Viện Pháp tại Hà Nội (tiếng Pháp: Institut Français de Hanoï) là một bộ phận trực thuộc Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, do Bộ Ngoại giao và Phát triển Quốc tế Pháp làm chủ quản.
Dưới sự điều hành của Tham tán Văn hóa và Hợp tác kiêm Giám đốc Viện Pháp tại Việt Nam, cùng với Bộ phận Hợp tác và Hoạt động Văn hóa của Đại sứ quán Pháp, Viện Pháp tại Việt Nam phát triển các hoạt động hợp tác song phương trong các lĩnh vực sau :
Viện Pháp tại Việt Nam là một cơ sở mà nguồn ngân sách được tài trợ phần lớn bởi Bộ Ngoại giao và Phát triển Quốc tế Pháp.
Nhiệm vụ của Viện Pháp tại Việt Nam là góp phần mang ảnh hưởng của nước Pháp tới Việt Nam trong các lĩnh vực được nêu trên đây.
Giá trị và sứ mệnh của Viện Pháp là nhằm tăng cường mối quan hệ giữa Pháp và Việt Nam, đồng thời hỗ trợ các dự án của Việt Nam trong những lĩnh vực thế mạnh của Pháp.
Viện Pháp tại Việt Nam gồm khoảng một trăm nhân viên người Việt và người Pháp.
Trụ sở của Viện Pháp tại Việt Nam được đặt tại Hà Nội (ở hai địa điểm : Đại sứ quán Pháp và Viện Pháp tại Hà Nội), Huế, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh (nơi chúng tôi làm việc với Viện Trao đổi văn hóa ngôn ngữ với Pháp – IDECAF).
Viện Pháp tại Hà Nội ban đầu có tên Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội, được khai trương vào ngày 7 tháng 10 năm 2004 với sự có mặt của Tổng thống Pháp Jacques Chirac[1]. Viện có địa chỉ tại 24 Tràng Tiền, được xây từ trụ sở của Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Pháp (AACVF), trước đó là xưởng in của báo Nhân dân. Từ năm 2011, chính phủ Pháp thành lập hệ thống Viện Pháp (Institut français) trên toàn thế giới, và Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội trở thành cơ quan trực thuộc Bộ ngoại giao Pháp và Bộ Văn hóa Pháp. Viện được đổi tên chính thức thành Viện Pháp tại Hà Nội vào năm 2015. Từ tháng 5/2022, Viện Pháp tại Hà Nội chuyển sang địa điểm mới tại: 15 Thiền Quang, Hai Bà Trưng, Hà Nội (Trung tâm dạy tiếng Pháp và thư viện đa phương tiện) và 8 Thiền Quang, Hai Bà Trưng, Hà Nội (bộ phận Campus France).
Trung tâm cung cấp các khoá học tiếng Pháp cho các đối tượng thiếu nhi, thiếu niên và người lớn, với các lớp tổng quát từ cơ bản đến nâng cao, các lớp luyện thi chứng chỉ, cũng như các lớp theo yêu cầu.
Các kì thi tiếng Pháp được tổ chức tại trung tâm:
Tại Viện Pháp tại Hà Nội thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hoá như trình diễn nghệ thuật, chiếu phim, hội thảo và các lễ hội.
Hàng tuần, vào lúc 20 giờ tối thứ sáu, trung tâm trình chiếu một bộ phim Pháp hoặc Việt Nam có kèm phụ đề.
Nghệ thuật biểu diễn bao gồm các buổi trình diễn âm nhạc: rock, jazz, nhạc đương đại, nhạc điện tử, diễn kịch,... Ngoài ra còn có nghệ thuật thị giác, gồm những chuỗi triển lãm các tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ Việt, Pháp và quốc tế.
Trung tâm còn tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề thuộc các lĩnh vực văn hoá, văn học, giáo dục,... Các ngày hội lớn của Cộng đồng Pháp ngữ cũng thường xuyên được tổ chức tại đây.
Thư viện của trung tâm phục vụ việc tìm kiếm tài liệu, nghiên cứu, học tập của bạn đọc tại Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận. Thư viện có trên 27.000 tài liệu để bạn đọc có thể tra cứu tại chỗ hoặc mượn về, với các đầu sách được sắp xếp theo các lĩnh vực khoa học kĩ thuật, xã hội, ngôn ngữ, nghệ thuật, tạp chí,... Các loại tài liệu nghe nhìn như băng đĩa, DVD cùng với các thiết bị hỗ trợ như máy vi tính, đầu đọc đĩa đều được trang bị đầy đủ.
Campus France (Văn phòng phụ trách du học của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam) có nhiệm vụ:
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài hát Em ơi Hà Nội phố (còn được viết: Em ơi, Hà Nội phố hay Em ơi! Hà Nội phố) là một ca khúc trữ tình của nhạc sĩ Phú Quang. Bài hát được Phú Quang phổ thơ bài "Hà Nội phố" của nhà thơ Phan Vũ. Đây là một trong số những bài hát nổi tiếng nhất về Hà Nội.
Bài thơ Hà Nội phố được nhà thơ Phan Vũ sáng tác vào tháng 12 năm 1972 khi miền Bắc Việt Nam đang trong giai đoạn ác liệt của chiến tranh, không quân Mỹ đang leo thang đánh phá Hà Nội[1]. Sau này nhạc sĩ Phú Quang khi đọc tác phẩm đã phổ nhạc cho bài thơ. Nhạc sĩ Phú Quang tâm sự ông sáng tác bài hát bằng:
"Em ơi Hà Nội phố" là một ca khúc về Hà Nội được các ca sĩ thu âm nhiều nhất. Ca khúc gắn liền với tên tuổi của NSND Lê Dung, NSND Thanh Lam, Mỹ Linh, Tuấn Ngọc, Cẩm Vân và nổi tiếng nhất là Hồng Nhung và Bằng Kiều (thể hiện trong chương trình Paris by Night 91). Đặc biệt, phải kể đến những ca sĩ thể hiện sau này như Đức Tuấn.