Vận tải hành khách đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa, kết nối giao thương và phục vụ nhu cầu di chuyển của người dân. Để đảm bảo an toàn, hiệu quả và tuân thủ quy định pháp luật, các tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh vận tải hành khách cần thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định. Hãy tìm hiểu Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh vận tải hành khách qua bài viết sau.
Điều kiện đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách
- Phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô với cá nhân, tổ chức hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã.
- Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có sức chứa từ 09 chỗ trở lên (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng như sau:
- Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt có niên hạn sử dụng không quá 20 năm;
- Xe taxi phải có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng không quá 12 năm.
- Xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch có niên hạn sử dụng không quá 15 năm. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có niên hạn sử dụng như sau:
Riêng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách du lịch và xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) sử dụng hợp đồng điện tử có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất).
Thủ tục xin giấy phép kinh doanh vận tải
Điều 18 Nghị định 10/2020 quy định về hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh vận tải như sau:
Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định 10/2020/NĐ-CP
Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải
Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử)
Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định 10/2020/NĐ-CP
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Theo khoản 3 Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Đơn vị nộp hồ sơ đến Sở giao thông vận tải các tỉnh theo hình thức nộp trực tiếp hoặc nộp qua Hệ thống dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đó.
Thời gian giải quyết thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trường hợp cần phải sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan cấp phép thông báo cho đơn vị trong vòng 03 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ.
Căn cứ Điều 19 Nghị định 10/2020.
Do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định, thông thường là 200.000 đồng (Thông tư 85/2019/TT-BTC)
Không có giấy phép kinh doanh vận tải bị phạt như thế nào?
Theo khoản 7 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP hành vi kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không có giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định sẽ bị phạt tiền như sau:
- Từ 10 - 12 triệu đồng đồng đối với cá nhân;
- Từ 20 - 24 triệu đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải.
Như vậy, chỉ cần phát sinh một trong những hoạt động kinh doanh vận tải, cá nhân tổ chức có thể phải xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô theo quy định.
Nếu có thắc mắc gì về thủ tục xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Mẫu xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách
MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP (CẤP LẠI) GIẤY PHÉP KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ (Kèm theo Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ)
GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP (CẤP LẠI) GIẤY PHÉP KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ
– …………………………………………………………………………………………………………………
– …………………………………………………………………………………………………………………
Căn cứ vào kết quả tự đánh giá xếp hạng, đơn vị chúng tôi đăng ký hạng chất lượng dịch vụ vận tải của đơn vị theo Tiêu chuẩn cơ sở về chất lượng dịch vụ vận tải hành khách do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành (hoặc theo Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ của đơn vị xây dựng và công bố) như sau:
– Đơn vị đạt hạng: …. (trường hợp Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ do đơn vị xây dựng phải ghi rõ tương đương hạng nào của Tiêu chuẩn cơ sở về chất lượng dịch vụ vận tải hành khách do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành).
Đơn vị kinh doanh vận tải cam kết những nội dung đăng ký đúng với thực tế của đơn vị.
Ghi chú: Trường hợp nộp trực tuyến, thực hiện kê khai thông tin theo hướng dẫn trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giao thông vận tải.
Kinh doanh vận tải hành khách là gì?
Theo khoản 2, Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định khái niệm kinh doanh vận tải hành khách như sau:
Kinh doanh vận tải hành khách là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.
Bên cạnh đó, tại khoản 1 điều 66 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định các loại hình kinh doanh vận tải hành khách bao gồm:
– Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có xác định bến đi, bến đến với lịch trình, hành trình nhất định;
– Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định có các điểm dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành với cự ly, phạm vi hoạt động nhất định;
– Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có lịch trình và hành trình theo yêu cầu của hành khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền;
– Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định được thực hiện theo hợp đồng vận tải;
– Kinh doanh vận tải khách du lịch theo tuyến, chương trình và địa điểm du lịch.
Thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải hành khách
Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 10/2020/NĐ-CP về hồ sơ, trình tự, thủ tục đối với hoạt động đăng ký kinh doanh vận tải như sau:
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, nộp 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện về Sở Giao thông vận tải nơi có trụ sở của công ty. (Khoản 3, Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP)
Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày Sở Giao thông vận tải nhận hồ sơ, nếu cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp giấy phép kinh doanh thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến bạn.
– Bước 3: Thẩm định và trả kết quả.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời phê duyệt Phương án kinh doanh kèm theo. Trường hợp không cấp giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Giấy phép kinh doanh có giá trị 7 năm và được cấp lại trong trường hợp Giấy phép kinh doanh bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép kinh doanh hết hạn. Trường hợp cấp lại do có sự thay đổi liên quan đến nội dung của giấy phép kinh doanh, thời hạn của Giấy phép kinh doanh mới không vượt quá thời hạn của Giấy phép đã được cấp trước đó.
Do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định, thông thường là 200.000 đồng (Thông tư 85/2019/TT-BTC)