Vốn là người có đam mê kinh doanh, doanh nhân Phạm Quang Dũng đã không ngừng mày mò tìm kiếm ý tưởng để lần lượt chinh phục những cột mốc trong con đường kinh doanh. Cũng với đam mê này, ông đã đưa Công ty Công trình Giao thông Nam Hà (tiền thân củaTasco) từ một đơn vị thua lỗ trở thành một thương hiệu tỏa sáng trong lĩnh vực xây lắp, đầu tư bất động sản.
- Đặc điểm của hoạt động tư pháp
Lao động của các cán bộ tư pháp là lao động rất đa dạng, phức tạp và có những nét đặc thù riêng:
(i) Lao động của các cán bộ tư pháp là lao động trí óc, rất khó khăn, phức tạp, luôn đặt dưới sự giám sát nghiêm ngặt của xã hội. Khác biệt so với lao động trong các ngành nghề khác, lao động của các cán bộ tư pháp là lao động đặc thù nghĩa là trên cơ sở các quy định của pháp luật, cán bộ tư pháp có nhiệm vụ xem xét các tình tiết của vụ án và áp dụng vào từng trường hợp cụ thể, để đưa ra quyết định đúng đắn, thấu tình, đạt lý;
(ii) Nghề nghiệp của các cán bộ tư pháp có ảnh hưởng lớn đối với tính công minh của pháp luật, uy tín về nền công lý của một quốc gia;
(iii) Hoạt động của các cán bộ tư pháp gắn liền với việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, công dân;
(iv) Hoạt động của các cán bộ tư pháp luôn tiến hành theo một trình tự pháp lý chặt chẽ được quy định trong pháp luật tố tụng;
(v) Khi thực hiện hoạt động, các cán bộ tư pháp nhân danh Nhà nước để ra quyết định;
(vi) Hoạt động nghề nghiệp của các cán bộ tư pháp phần lớn mang xúc cảm tình cảm cao. Hoạt động của họ thường diễn ra trong những trạng thái tâm lý căng thẳng bởi vì hoạt động nghề nghiệp của họ thường đi kèm với những cảm xúc tiêu cực cần phải kiềm chế lại và phải một thời gian tương đối dài sau đó cảm xúc này mới dịu xuống, mất dần đi. Ví dụ: hoạt động của điều tra viên, cán bộ trinh sát nghiệp vụ, kiểm sát viên, thẩm phán...
Xuất phát từ những đặc điểm nêu trên, lao động của các cán bộ tư pháp đòi hỏi phải có tính sáng tạo, chủ động cao.
Do yêu cầu ngày càng cao của các cơ quan bảo vệ pháp luật, nên việc lựa chọn, phân công, phân bổ cán bộ đòi hỏi phải phù hợp với khả năng của từng người, và đồng thời đòi hỏi có sự hướng nghiệp, lựa chọn nghề tương ứng trên cơ sở khoa học.
Ngoài ra việc nâng cao trình độ và chất lượng hoạt động của cán bộ tư pháp cần tính đến những đặc điểm tâm lý cá nhân trong mối tương quan phù hợp với các yêu cầu khách quan nghề nghiệp của họ.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest
Học Sửa Xe Điện – Cấu Trúc Cơ Bản Của Xe Điện – Phần 1
Xe máy điện gồm nhiều bộ phận cấu thành bao gồm các bộ phận bên ngoài và các bộ phận vận hành bên trong. Để một chiếc xe có thể hoạt động êm ái; đòi hỏi hệ thống xe điện phải phối hợp linh hoạt, mượt mà với nhau. Sau đây là cấu trúc cơ bản của xe điện mà các học viên học nghề sửa xe cần lưu ý.
Để xe điện vận hành mượt mà thì cần có sự phối hợp nhịp nhàng trong hệ thống điện của xe điện. Sau đây là một số bộ phận quan trọng không thể thiếu của một chiếc xe điện.
Xe điện chịu áp lực và có thể chở được vật nặng hay không; phần lớn đều phụ thuộc vào cấu tạo của khung xe. Với các bạn học sửa xe điện nên biết; khung xe của các loại xe điện thường được làm từ các loại thép cao cấp, bên ngoài sơn tĩnh điện chống oxy hóa trong thời gian sử dụng. Nhờ đó, xe điện có thể di chuyển êm ái trên các loại địa hình cho dù có chở vật nặng.
Tay ga là bộ phận điều chỉnh tốc độ vận hành của xe điện. Bộ phận này được làm từ mảnh nam châm vĩnh cửu. Bên trong tay ga là bảng mạch với cấu tạo từ 3 đầu dây của cảm biến được nối thẳng đến IC. Dựa vào sự điều khiển của người lá mà nam châm sẽ tạo ra những dòng điện mạnh, nhẹ khác nhau từ đó điều chỉnh tốc độ di chuyển của xe.
IC hay bộ điều tốc là bộ phận quyết định độ êm ái khi xe điện vận hành. IC cấu thành từ bảng mạch chủ với chức năng xử lý thông tin, khá tinh vi. IC có nhiệm vụ chuyển dòng điện 2 chiều từ bình ắc quy thành dòng điện 3 pha phù hợp với động cơ điện. Ngay khi nhận tín hiệu từ tay ga, IC ngay lập tức tăng hoặc giảm tốc theo điều chỉnh của người lái.
Để học sửa xe điện thì bạn cần phải nắm được động cơ của xe điện như thế nào? Động cơ hay mô tơ là bộ phận quan trọng của một chiếc xe điện. Bộ phận này tạo ra mô men quay cho các bánh xe, giúp xe di chuyển và duy trì hoạt động. Động cơ có cấu tạo cơ bản gồm hai bộ phận là vỏ và lõi.
Có hai loại động cơ phổ biến hiện nay đó là có chổi than và không chổi than. Tuy nhiên phần lớn các loại xe điện hiện nay ưu tiên sử dụng động cơ không chổi than.
Bình ắc quy là bộ phận quan trọng trong các bộ phận vận hành của một chiếc xe điện. Các bạn học sửa xe điện cần lưu ý bộ phận này; vì nó sẽ quyết định khả năng hoạt động của xe. Để xe có thể chạy bền và ổn định thì nhà sản xuất thường sử dụng ắc quy axit chì hoặc pin lithium. Bình ắc quy cho xe điện có cấu tạo gồm 6 vách ngăn; bên trong chứa các bông axit và bản cực chì. Loại này còn biết đến với tên gọi là ắc quy khô. Thông thường, các loại xe thường sử dụng các bình có hiệu điện thế 12V; với công suất khác nhau 12Ah, 20Ah, 21Ah,…
Cấu trúc bên trong của nhu mô phổi
Hệ thống hô hấp chia thành đường dẫn khí và nhu mô phổi. Đường dẫn khí bao gồm các phế quản, tách ra từ khí quản và chia thành các tiểu phế quản rồi đi sâu vào phế nang. Nhu mô phổi chịu trách nhiệm trao đổi khí và bao gồm phế nang, ống phế nang và tiểu phế quản.
Ống phế nang và phế nang là phần tận cùng của đường dẫn khí. Bình thường khi mở lồng ngực, phế nang là túi khí xẹp áp sát thành ngực, nhưng trong lồng ngực kín, chúng là những túi chứa khí căng phồng. Diện tích tiếp xúc giữa phế nang và mao mạch phổi của toàn bộ hai phổi là khoảng 70m2, đây là diện tích để thực hiện trao đổi khí của phổi. Trong phế nang, khí cacbonic và khí oxy trao đổi giữa không khí và máu, oxy khuếch tán từ phế nang vào mạch máu phổi và cacbonic khuếch tán theo chiều ngược lại.
Cấu trúc mô phế nang chỉ có một lớp tế bào biểu mô. Tế bào biểu mô phế nang có hai loại. Tế bào biểu mô loại 1 tạo nên màng mỏng để trao đổi khí và mẫn cảm với mọi xâm nhập có hại vào phế nang. Tế bào biểu mô loại 2 nằm xen kẽ với tế bào loại 1, có khả năng tiết chất hoạt diện surfactant tráng bên trong bề mặt phế nang giúp cho phế nang không xẹp hoàn toàn khi thở ra. Trẻ sinh non nếu thiếu chất surfactant này sẽ gây nên bệnh màng trong.
Mặt ngoài lớp tế bào biểu mô phế nang là tổ chức mô kẽ. Đây là tổ chức mô liên kết lỏng lẻo, thành phần có những sợi chun, sợi collagen có tính đàn hồi, các tế bào đại thực bào nằm rải rác, tận cùng của hệ thống thần kinh và mao mạch quanh phế nang.
Các bệnh lý liên quan đến nhu mô phổi thường gặp
Vì là cơ quan lọc không khí, dễ dàng tiếp xúc với các mầm bệnh nên nhu mô phổi sẽ gặp phải các bệnh lý đặc trưng như sau:
Viêm phổi được chia thành viêm phổi thùy (thường do phế cầu khuẩn) hoặc viêm phổi do virus:
Bệnh lao phổi do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra, triệu chứng có thể mơ hồ như sụt cân, ho kéo dài, ra mồ hôi đêm hoặc rầm rộ như sốt, khó thở, suy hô hấp cấp. Mặc dù đã có thuốc kháng lao hiệu quả và thuốc chủng ngừa BCG, Việt Nam vẫn là vùng lưu hành của lao phổi. Ước tính mỗi năm trên thế giới có thêm 8-10 triệu trường hợp lao phổi mới và 3 triệu người chết vì bệnh lao.
Đây là nhóm bệnh lý có đặc điểm chung là tình trạng viêm mãn tính và lan tỏa mô kẽ phổi, chủ yếu ở mô kẽ của vách phế nang, làm chúng bị xơ hóa tiến triển và không hồi phục. Kết cục phổi bị biến thành một tập hợp các khoang khí ngăn cách nhau bởi vách xơ gọi là phổi tổ ong. Bệnh nhân có các triệu chứng như khó thở, tím tái là do phổi kém giãn nở. Bệnh bụi phổi do hít phải các hạt bụi vô cơ của công nhân khai thác than đá thuộc nhóm bệnh phổi kẽ.
Xẹp phổi là tình trạng nhu mô phổi bị xẹp không còn chứa không khí, đây là một tổn thương khả hồi vì nhu mô phổi xẹp có thể phình trở lại khi nguyên nhân ducợ9 giải quyết. Tuy nhiên xẹp phổi nặng có thể làm giảm sự trao đổi oxy với máu và tạo thuận lợi cho nhiễm khuẩn hô hấp.
Đây là nhóm bệnh lý có đặc điểm chung là sự tắc nghẽn không khí trong phổi một các mãn tính do lòng phế quản bị thu hẹp và nhu mô phổi mất khả năng co hồi, gồm có các bệnh lý thường gặp là: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, hẹp phế quản, giãn phế quản. Sự tắc nghẽn có thể khảo sát qua thay đổi các chỉ số trong xét nghiệm hô hấp ký.
U phổi được chia thành 2 loại là u phổi nguyên phát và u phổi thứ phát:
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về hình dạng bên ngoài, cấu trúc bên trong của nhu mô phổi cũng như các bệnh về phổi thường gặp. Bảo vệ sức khỏe của phổi chủ động bằng cách hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá, không khí ô nhiễm, che chắn kĩ khi ra đường sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh trên.
Hoạt động tư pháp là hoạt động tố tụng điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án do các cơ quan công an, viện kiểm sát, toà án thực hiện trong khuôn khổ pháp luật tố tụng quy định nhằm bảo vệ các quyền lợi của nhà nước, của các tổ chức xã hội và của công dân.
Để bảo đảm cho việc thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình trong công cuộc cải tạo và xây dựng đất nước, Nhà nước ta phải tiến hành nhiều hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau như hoạt động kinh tế, hoạt động ngoại giao, hoạt động văn hóa, giáo dục... mỗi hoạt động trên mỗi lĩnh vực đều được giao cho những cơ quan có chức năng chuyên trách thực hiện. Trong lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội, Nhà nước ta đã sử dụng những cơ quan chuyên chính như cơ quan công an, viện kiểm sát, toà án để đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự và bảo vệ các lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức xã hội và của công dân. Hoạt động của những cơ quan chuyên chính này, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, được pháp luật tố tụng quy định gọi là hoạt động tư pháp.
Nói một cách khái quát thì hoạt động tư pháp là hoạt động tố tụng điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án do các cơ quan công an, viện kiếm sát, Toà án thực hiện trong khuôn khổ pháp luật tố tụng quy định nhằm bảo vệ các quyền lợi của Nhà nước, của các tể chức xã hội và của công dân.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư riêng của Công ty Luật TNHH Everest