Wir verwenden Cookies und Daten, um
Mẫu 1: Khách hàng chưa từng được tư vấn thuốc trước đó
Mở đầu: “Chào anh/chị [Tên khách hàng], em là [Tên nhân viên] từ nhà thuốc [Tên nhà thuốc]. Hôm nay em gọi để giới thiệu về sản phẩm [Tên sản phẩm] bên em, chuyên hỗ trợ cho các vấn đề về sức khỏe như [vấn đề phổ biến liên quan, ví dụ: đau nhức xương khớp, tiêu hóa]. Không biết hiện tại anh/chị có thời gian để em chia sẻ ngắn về sản phẩm không ạ?”
“Em hiểu ạ, chắc hẳn anh/chị cũng có nhiều việc bận. Nếu tiện, anh/chị có thể cho em xin địa chỉ email hoặc Zalo để em gửi tài liệu về sản phẩm cho anh/chị tham khảo khi có thời gian được không ạ?”
Trường hợp khách hàng đồng ý nghe tư vấn:
“Dạ, cảm ơn anh/chị đã dành thời gian. Sản phẩm [Tên sản phẩm] bên em có nguồn gốc từ các thành phần thảo dược an toàn, rất phù hợp cho các vấn đề [vấn đề sức khỏe], không gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Sản phẩm được chứng nhận bởi [tên cơ quan y tế] và được nhiều khách hàng phản hồi tích cực về hiệu quả sử dụng. Không biết tình trạng sức khỏe hiện tại của anh/chị có giống với các triệu chứng này không ạ?”
Kết thúc: “Vậy em xin phép gửi thêm tài liệu chi tiết qua email/Zalo để anh/chị tiện theo dõi nhé. Nếu anh/chị có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, em rất sẵn sàng hỗ trợ. Em chúc anh/chị một ngày thật vui và khỏe mạnh!”
Mẫu 1: Khách hàng chưa từng được tư vấn thuốc trước đó
Mẫu 3: Khách hàng đã mua thuốc và đang điều trị
Mở đầu: “Chào anh/chị [Tên khách hàng], em là [Tên nhân viên] từ nhà thuốc [Tên nhà thuốc]. Em gọi để hỏi thăm tình trạng sức khỏe của anh/chị sau khi dùng sản phẩm [Tên sản phẩm] một thời gian. Không biết hiện tại anh/chị cảm thấy thế nào rồi ạ?”
Trường hợp khách hàng phản hồi tích cực
“Thật vui khi nghe anh/chị nói vậy! Điều này chứng tỏ sản phẩm đang có tác dụng tốt. Anh/chị cứ duy trì dùng theo đúng hướng dẫn, đảm bảo hiệu quả lâu dài nhé. Nếu có thời gian, anh/chị nhớ kết hợp với một số thói quen lành mạnh, như [tư vấn thêm các lưu ý phù hợp, ví dụ: chế độ ăn uống, vận động nhẹ nhàng] để cải thiện tình trạng tốt hơn.”
Trường hợp khách hàng chưa thấy hiệu quả rõ rệt hoặc có thắc mắc
“Dạ, tùy vào cơ địa và tình trạng sức khỏe mà hiệu quả có thể sẽ khác nhau ở mỗi người. Anh/chị cố gắng kiên trì dùng đủ liệu trình, và nếu có thể kết hợp với các thói quen tốt như [gợi ý thêm về ăn uống, nghỉ ngơi] để tăng cường hiệu quả. Bên em luôn theo sát và sẵn sàng hỗ trợ thêm bất kỳ lúc nào.”
Kết thúc: “Em rất cảm ơn anh/chị đã tin dùng sản phẩm. Nếu có gì cần tư vấn thêm, anh/chị cứ liên hệ, bên em sẽ luôn hỗ trợ mình ạ. Chúc anh/chị sức khỏe và sớm hồi phục hoàn toàn!”
Mẫu 3: Khách hàng đã mua thuốc và đang điều trị
Tại sao ngành nghiên cứu thuốc được ít người biết đến?
Dành cho các bạn yêu thích nghiên cứu thuốc. Việc nghiên cứu thảo dược để sản xuất ra một loại thuốc được nhà nước công nhận và cấp phép sử dụng mất rất nhiều thời gian. Không chỉ vậy chi phí phục vụ nghiên cứu thuốc cũng rất cao, để xin cấp phí nghiên cứu thì rất khó. Ngành nghiên cứu thuốc ở Việt Nam thực sự chưa có tiềm năng vì vốn kinh phí đầu tư cho mảng này rất khan hiếm.
Với chi phí cao cho một dự án nghiên cứu, có quá nhiều dự án cùng một lúc. Nhà nước khó lòng có thể chi cho tất cả hạng mục nghiên cứu. Đáng buồn khi nghiên cứu không mang lại hiệu quả thiết thực và lợi ích kinh tế cho đất nước. Vì vậy nếu đam mê nghiên cứu thuốc, một là bạn phải thật giỏi và sáng tạo nghiên cứu được những dược liệu giúp thúc đẩy kinh tế cho Việt Nam. Hai là bạn kêu gọi vốn đầu tư tư nhân, và việc nghiên cứu thuốc phải có lợi cho việc đầu tư kinh doanh của họ.
Đối với các nước phát triển như châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc họ có nhiều kinh phí để đầu tư cho việc nghiên cứu thuốc. Việt Nam là nước đang phát triển còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế nên chưa đủ kinh phí để đẩy mạnh nghiên cứu. Để thỏa mãn đam mê nghiên cứu dược liệu em nên tìm kiếm cơ hội việc làm ở các viện nghiên cứu tư nhân và nước ngoài, các viện nghiên cứu dược liệu ở Việt Nam.
Nhạy bén với các yếu tố nhạy cảm về sức khỏe
Trong khi tư vấn, nhân viên cần biết cách tránh những khẳng định tuyệt đối về công dụng sản phẩm. Bên cạnh đó, cần lắng nghe kỹ và quan sát phản ứng của khách hàng để điều chỉnh cách tư vấn hợp lý và đưa ra những lời khuyên phù hợp nhất.
Ngôn ngữ y tế khá khó hiểu với khách hàng, bởi vậy trong khi tư vấn, cần tránh sử dụng các thuật ngữ quá chuyên mô. Thay vào đó, nhân viên tư vấn có thể tập trung vào cách diễn đạt dễ hiểu nhưng chính xác, giúp khách hàng nắm bắt công dụng và cách dùng của sản phẩm.
Mẫu 2: Khách hàng đang điều trị nhưng chưa dùng thuốc
Mở đầu: “Chào anh/chị [Tên khách hàng], em là [Tên nhân viên] từ nhà thuốc [Tên nhà thuốc]. Hôm trước em thấy anh/chị có được bên em tư vấn về sản phẩm [Tên sản phẩm] cho tình trạng [tình trạng bệnh], nhưng chưa biết mình đã có kế hoạch dùng sản phẩm để hỗ trợ điều trị chưa ạ?”
Trường hợp khách hàng từ chối hoặc chưa chắc chắn
“Dạ, em hoàn toàn hiểu ạ. Nhiều khách hàng cũng thường đắn đo khi bắt đầu dùng một sản phẩm mới, đặc biệt là các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, anh/chị yên tâm, sản phẩm [Tên sản phẩm] bên em đã qua kiểm định chất lượng và rất nhiều người sử dụng có kết quả tốt sau khi dùng đều đặn.
Hiện tại, nếu mình bắt đầu sử dụng sớm thì sẽ giúp [giải thích lợi ích như giảm triệu chứng nhanh hơn, ngăn ngừa tiến triển xấu]. Không biết em có thể hỗ trợ thêm thông tin nào để anh/chị hiểu rõ hơn không ạ?”
Trường hợp khách hàng quan tâm và muốn dùng thử
“Dạ, nếu anh/chị quyết định thử thì em sẽ gửi kèm hướng dẫn chi tiết và tư vấn thêm về liều dùng sao cho phù hợp với tình trạng hiện tại của mình. Như vậy mình sẽ đạt được kết quả tốt nhất. Anh/chị có muốn đặt hàng để em hỗ trợ xử lý ngay hôm nay không ạ?”
Kết thúc: “Vâng, em cảm ơn anh/chị đã lắng nghe. Nếu anh/chị cần thêm bất kỳ thông tin gì, đừng ngại liên hệ lại nhé. Em luôn sẵn sàng hỗ trợ. Chúc anh/chị sức khỏe và sớm cải thiện tình trạng nhé!”
Thành phần cốt lõi trong kịch bản tư vấn bán thuốc theo đặc thù ngành
Để xây dựng một kịch bản tư vấn bán thuốc hiệu quả, cần tuân theo cấu trúc kịch bản để tránh bỏ sót những thông tin quan trọng khi tư vấn. Những thành phần cốt lõi cần có trong kịch bản tư vấn bán thuốc gồm những phần sau:
Thành phần cốt lõi trong kịch bản tư vấn bán thuốc theo đặc thù ngành
Đặt khách hàng và sức khỏe lên hàng đầu
Trong mọi hoạt động tư vấn, nhân viên cần luôn thể hiện trách nhiệm và cam kết hỗ trợ khách hàng chăm sóc sức khỏe trước khi bán hàng. Việc này giúp tạo dựng niềm tin và tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
Cơ hội nghề nghiệp khi học ngành Dược học?
Như chúng ta biết, ngành dược là ngành học kết hợp nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó cơ bản nhất là hóa học và sinh học – hai ngành trọng yếu mà người ta dùng kiến thức của nó để bào chế ra các dược phẩm phục vụ cho sức khỏe con người…
Theo thống kê của Cục Quản lý Dược, tỉ lệ dược sĩ của nước ta hiện chỉ đạt khoảng 1,19/10.000 dân. Sự thiếu hụt nhân lực ngành Dược tại các bệnh viện, trung tâm y tế và công ty dược phẩm càng trở nên trầm trọng khi các công ty sản xuất và cung ứng thuốc của nước ngoài đang đẩy mạnh chiến lược đầu tư lâu dài tại Việt Nam. Chính nhu cầu cao về nhân lực đã tạo ra cơ hội lựa chọn việc làm phong phú cho các cử nhân ngành Dược với mức lương khởi điểm khoảng 8-10 triệu đồng/tháng cùng với chế độ ưu đãi tốt.
Nhiều người quan niệm học Dược chỉ có thể mở được quầy thuốc tại nhà hoặc buôn bán thuốc. Tuy nhiên viên thuốc được hình thành từ trên dây chuyền sản xuất, sau đó được phân phối đến tay người tiêu dùng trải qua rất nhiều giai đoạn . Cho nên, công việc của một dược sĩ cũng hết sức đa dạng. Thêm vào đó, làm việc trong ngành Dược cũng đồng nghĩa với việc bạn có rất nhiều cơ hội để tự khẳng định bản thân, phát triển khả năng kinh doanh độc lập. Một trong những xu hướng được ưu tiên lựa chọn hiện nay chính là thành lập công ty dược phẩm, thực phẩm chức năng hoặc mở tiệm thuốc của riêng mình.