Chắc hẳn, ai cũng từng nghe nhắc tới trợ cấp xã hội nhưng trợ cấp xã hội là gì, những đối tượng nào và mức hưởng trợ cấp xã hội là bao nhiêu thì không phải ai cũng biết. Xem bài viết sau để có câu trả lời.
Hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở với đối tượng trợ giúp khẩn cấp xã hội được quy định như thế nào?
Tại Điều 15 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở, cụ thể như sau:
(1) Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn nơi ở thì được xem xét hỗ trợ chi phí làm nhà ở với mức tối thiểu 40.000.000 đồng/hộ.
(2) Hộ phải di dời nhà ở khẩn cấp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền do nguy cơ sạt lở, lũ, lụt, thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác được xem xét hỗ trợ chi phí di dời nhà ở với mức tối thiểu 30.000.000 đồng/hộ.
(3) Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị hư hỏng nặng do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không ở được thì được xem xét hỗ trợ chi phí sửa chữa nhà ở với mức tối thiểu 20.000.000 đồng/hộ.
(4)Thủ tục xem xét hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở thực hiện theo quy định sau đây:
- Hộ gia đình có Tờ khai đề nghị hỗ trợ về nhà ở theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Trình tự xem xét hỗ trợ về nhà ở thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 20/2021/NĐ-CP.
Hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở với đối tượng trợ giúp khẩn cấp xã hội được quy định như thế nào? (Hình ảnh từ internet)
Chế độ đối với đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng?
Theo Điều 19 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định chế độ đối với đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng như sau:
(1) Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 20/2021/NĐ-CP được hưởng các chế độ sau đây:
- Trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định tại Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP;
- Cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 9 Nghị định 20/2021/NĐ-CP;
- Trợ giúp giáo dục, đào tạo và dạy nghề theo quy định tại Điều 10 Nghị định 20/2021/NĐ-CP;
- Hỗ trợ chi phí mai táng theo quy định tại Điều 11 Nghị định 20/2021/NĐ-CP.
(2) Chế độ đối với đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều 18 và khoản 2 Điều 19 Nghị định 20/2021/NĐ-CP .
- Tiền ăn trong thời gian sống tại hộ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng: 60.000 đồng/người/ngày.
- Chi phí điều trị trong trường hợp phải điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện như sau:
Đối với đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Đối với đối tượng không có thẻ bảo hiểm y tế được hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh bằng mức quỹ bảo hiểm y tế chi trả cho các đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế tương ứng.
- Chi phí đưa đối tượng về nơi cư trú hoặc đến cơ sở trợ giúp xã hội: Mức chi theo giá phương tiện công cộng phổ thông áp dụng tại địa phương. Trường hợp bố trí bằng phương tiện của cơ quan, đơn vị, mức hỗ trợ bằng 0,2 lít xăng/1 km tính theo số km thực tế và giá xăng tại thời điểm vận chuyển. Trường hợp thuê xe bên ngoài thì giá thuê xe theo hợp đồng thỏa thuận, phù hợp với giá cả trên địa bàn tại thời điểm thuê.
Hỗ trợ khẩn cấp đối với trẻ em khi cha, mẹ bị chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc các lý do bất khả kháng khác với đối tượng trợ giúp khẩn cấp xã hội?
Theo Điều 16 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định hỗ trợ khẩn cấp đối với trẻ em khi cha, mẹ bị chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc các lý do bất khả kháng khác, cụ thể như sau:
- Trẻ em có cả cha và mẹ chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn người thân thích chăm sóc, nuôi dưỡng được hỗ trợ theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định này.
- Thủ tục hỗ trợ trẻ em quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này.
Hỗ trợ tạo việc làm, phát triển sản xuất với đối tượng trợ giúp khẩn cấp xã hội?
Căn cứ Điều 17 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định hỗ trợ tạo việc làm, phát triển sản xuất, theo đó:
- Hộ gia đình có người là lao động chính bị chết, mất tích hoặc hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất chính do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc lý do bất khả kháng khác dẫn đến mất việc làm thì được xem xét trợ giúp tạo việc làm, phát triển sản xuất theo quy định hiện hành.
- Trường hợp đặc biệt khẩn cấp, nghiêm trọng, việc hỗ trợ các nội dung quy định tại các Điều 12, 13 và 14 Nghị định này thực hiện theo quy trình, thủ tục do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định, bỏ qua bước bình xét, bảo đảm chi trả cho đối tượng kịp thời, đúng đối tượng, đúng định mức, công khai và minh bạch.
Đối tượng, mức hưởng trợ cấp xã hội 2024
Căn cứ theo Điều 5, Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP, đối tượng được hưởng và mức hưởng trợ cấp xã hội hiện nay như sau:
Mức hưởng = mức chuẩn (360.000 đồng/tháng) * hệ số
Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp:
- Hệ số 2,5 đối với trường hợp dưới 04 tuổi - Hệ số 1,5 đối với trường hợp từ đủ 04 tuổi trở lên
Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi
Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật
Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội
Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc
Cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật
Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội
Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc
Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội
Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc
Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc
Người thuộc diện nêu tại stt 1 đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng tối đa không quá 22 tuổi
Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo
- Hệ số 2,5 đối với đối tượng dưới 04 tuổi
- Hệ số 2,0 đối với đối tượng từ đủ 04 - dưới 16 tuổi
Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng/vợ; đã có chồng/vợ nhưng đã chết/mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi/đang nuôi con từ 16 - 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất (gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con)
Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp:
- Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại stt 5.1. từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi - Hệ số 2,0 đối với đối tượng quy định tại stt 5.2. từ đủ 80 tuổi trở lên - Hệ số 1,0 đối với đối tượng quy định tại stt 5.2. và 5.3. - Hệ số 3,0 đối với đối tượng quy định tại stt 5.4.
Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
Người cao tuổi từ đủ 75 - 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện theo stt 5.1. đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn
Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện theo stt 5.1. mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng
Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng
Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật
- Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng
- Hệ số 2,5 đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng
- Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật nặng
- Hệ số 2,0 đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng
Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng theo stt 1, 3 và 6 đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn
Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng
Trên đây là cách hiểu trợ cấp xã hội là gì và các quy định liên quan đến đối tượng, mức hưởng trợ cấp xã hội. Nếu có thắc mắc, vui lòng gọi ngay đến tổng đài 19006192 để được tư vấn miễn phí, nhanh chóng.