Nhưng nói như nhà phê bình, đạo diễn Nguyễn Hữu Tuấn, chất lượng giải thưởng phụ thuộc vào chất lượng phim. Dù chúng ta cố gắn cho nó bao nhiêu nhãn mác mà không có phim hay thì giải thưởng cũng không thể uy tín lên được. Bao giờ diều bay cao vẫn là câu hỏi lớn của điện ảnh Việt.
Dành cả thanh xuân cho niềm đam mê phim ảnh
Từ nhỏ, Phước Bình thường tham gia các văn nghệ ở trường. Lúc đó, cô học trò nhỏ đã thích làm diễn viên, thích sự lấp lánh của ánh đèn sân khấu.
Bước vào cấp 3, Bình tham gia câu lạc bộ nhạc kịch của trường. Càng hoạt động, cô bạn càng thích công việc đạo diễn. Bạn nung nấu ý định làm ra những sản phẩm phim ngắn đầu tay.
Đinh Phạm Phước Bình - sinh viên năm 4 Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM - Ảnh: NVCC
Ở Bình Phước, điện ảnh và nghệ thuật không phải những ngành nghề phổ biến. Ba mẹ Bình hướng bạn chọn những nghề ổn định như giáo viên, nhân viên công sở. Thế nhưng, bạn chỉ có một ước mơ duy nhất là làm đạo diễn. Bạn đã thuyết phục bố mẹ rất nhiều để được theo đuổi đam mê.
Suốt những tháng nghỉ hè của cấp 3, Phước Bình khăn gói lên TP.HCM tham gia các lớp học ngắn về đạo diễn sân khấu, làm phim. Cô gái nhỏ bắt đầu từ sân khấu kịch Hồng Vân, các workshop để trau dồi.
Khi được tiếp xúc, làm việc trong môi trường chuyên nghiệp. Phước Bình cảm thấy mình thật nhỏ bé. Nhưng cũng nhờ đó, Bình chắc chắn hơn về đam mê của mình.
Sau 3 năm ôn luyện, Bình "ẵm" luôn thủ khoa đầu vào ngành đạo diễn điện ảnh, truyền hình Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM.
Phước Bình nhận giải thưởng phim ngắn xuất sắc nhất tại lễ trao giải Cánh diều vàng 2023 - Ảnh: NVCC
Thủ khoa và phim ngắn xuất sắc nhất Cánh diều vàng 2023
Khi biết mình nằm trong danh sách đề cử Phim ngắn xuất sắc nhất Cánh diều vàng 2023, Bình hồi hộp lắm. Khi bộ phim được xướng tên, Bình vỡ oà cảm xúc.
Phim ngắn Dưới đáy hố - Ảnh: NVCC
Phim ngắn Dưới đáy hố (dài 28 phút) kể về cuộc sống của những người làm vườn trong một vùng quê hẻo lánh. Nơi ấy, một chàng trai trẻ phải vật lộn với những cảm xúc của mình khi đối diện với người vợ đang trong những ngày cuối đời. Mặc dù cuộc sống bủa vây bởi những khó khăn nhưng họ vẫn mạnh mẽ vươn lên.
Bộ phim dựa trên câu chuyện có thật mà Bình chứng kiến tại quê mình. Bạn muốn đưa câu chuyện ấy lên phim để mọi người cảm nhận được cuộc sống của người dân nghèo, về sự chênh lệch giàu nghèo..." - Bình cho biết.
Phước Bình và ekip thực hiện cảnh quay Dưới đáy hố - Ảnh: NVCC
Ekip làm việc xuyên đêm để kịp tiến độ - Ảnh: NVCC
Một phân cảnh trong phim Dưới đáy hố - Ảnh: NVCC
Phim thực hiện vỏn vẹn trong 2 tuần. Là sinh viên, Bình cũng không có nhiều kinh phí để thực hiện phim.
Nhưng may mắn cho Bình là khi quay tại bối cảnh quê nhà Bình Phước, cô bạn nhận được nhiều sự giúp đỡ. Bà con sẵn sàng nhường nhà ở của mình cho đoàn làm bối cảnh. Ba mẹ bạn cũng tham gia phụ giúp.
Các vai quần chúng trong phim cũng đều là người lao động tại địa điểm quay. Mỗi ngày cả đoàn chỉ có 2 tiếng để nghỉ ngơi.
Theo Bình, điểm nhấn của bộ phim chính là tính chân thật của cuộc sống. Dưới đáy hố không chạy theo thị hiếu mà truyền tải thông điệp sâu sắc, mang đến cho khán giả nhiều tầng suy nghĩ, và khiến người xem phải chiêm nghiệm nhiều về cuộc sống.
Chậm gần một tháng so với thông thường, giải Cánh diều vàng năm nay thu hút được 117 phim đăng ký dự giải, và bốn công trình nghiên cứu, lý luận điện ảnh. Có 13 phim điện ảnh tham gia tranh giải.
Nghệ sĩ Minh Châu có mặt trong BGK chấm giải Phim truyền hình.
Phim tham dự Giải thưởng Cánh diều lần này bao gồm 13 phim truyện điện ảnh, 16 phim truyền hình, 13 phim hoạt hình, 34 phim tài liệu, 9 phim khoa học, 32 phim ngắn và bốn công trình nghiên cứu, lý luận phê bình điện ảnh sản xuất trong năm 2017.
13 phim điện ảnh dự Cánh diều 2017 gồm: "Bạn gái tôi là sếp", "Giấc mơ Mỹ", "Em chưa 18", "Mẹ chồng", "Cô gái đến từ hôm qua", "Ở đây có nắng", "Có căn nhà nằm nghe nắng mưa", "Sắc đẹp ngàn cân", "Ngày mai Mai cưới", "Đảo của dân ngụ cư", "Cô Ba Sài Gòn", "Yêu đi đừng sợ", "Dạ cổ Hoài Lang".
Theo bà Nguyễn Thị Hồng Ngát, Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh, Ban tổ chức giải Cánh diều vàng, nét mới của giải thưởng năm nay là vẫn xét chọn các phim làm lại từ kịch bản nước ngoài, nhưng không tham dự hạng mục Phim hay nhất, chỉ chấm các hạng mục cá nhân diễn xuất. Hai giải thưởng mới dành cho những cá nhân đóng góp nhiều trong thể loại phim truyện và phim hoạt hình năm nay mới được thêm vào là Quay phim xuất sắc nhất của Phim tài liệu, và Họa sĩ xuất sắc nhất của Phim hoạt hình.
Về cơ cấu giải thưởng năm nay, sẽ có các giải Cánh diều vàng, Cánh diều bạc và Bằng khen trao cho các tác phẩm xuất sắc nhất mỗi thể loại phim ngắn, phim hoạt hình, phim khoa học, phim tài liệu, phim truyện truyền hình, phim truyện điện ảnh và công trình nghiên cứu, lý luận phê bình điện ảnh.
Hội đồng giám khảo giải Cánh diều 2017 gồm sáu ban: phim truyện truyền hình, phim truyện điện ảnh, phim tài liệu và khoa học, phim hoạt hình, phim ngắn và công trình nghiên cứu, lý luận phê bình điện ảnh.
Lễ trao giải sẽ diễn ra tại Nhà hát Lớn vào và được phát sóng trực tiếp trên kênh VTV2 vào lúc 20 giờ. Chương trình đêm trao giải do đạo diễn quen thuộc của Cánh diều, đạo diễn Trịnh Lê Văn thực hiện.
Cùng với chương trình Cánh diều vàng, có nhiều hoạt động hưởng ứng như Tọa đàm "Nhìn lại sáng tác điện ảnh, phim truyền hình năm 2017” và các chương trình chiếu miễn phí phim truyện dự giải cho đông đảo người dân Hà Nội thưởng thức ở các rạp Tháng Tám, Trung tâm chiếu phim Quốc gia và Hãng phim Tài liệu, Khoa học Trung ương, bắt đầu từ ngày 9-4, vé mời phát tại địa điểm chiếu phim từ ngày 6-4.
(HBĐT) - Vừa qua, Bảo tàng tỉnh Hòa Bình vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba. Đây là sự vinh danh xứng đáng dành cho những thành tích nổi bật mà Bảo tàng đã đạt được trong giai đoạn 2012 - 2016. Với nỗ lực khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ, đội ngũ cán bộ, viên chức nơi đây đang tiếp tục có những cống hiện thầm lặng và đầy ý nghĩa, góp phần củng cố vai trò quan trọng của Bảo tàng tỉnh - nơi tôn vinh một cách trọn vẹn nhất những di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
(HBĐT) - Năm 2018, trên địa bàn tỉnh có 54 lễ hội, hoạt động văn hóa, thể thao được đăng ký tổ chức, trong đó 3 lễ hội cấp huyện và 44 lễ hội cấp xã, thôn, bản. Đến nay có 47 lễ hội đã được tổ chức. Các lễ hội diễn ra chủ yếu vào mùa xuân và thường tổ chức từ 1 - 3 ngày. Các lễ hội cấp huyện, xã như Mường Thàng (Cao Phong), Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc), đình Khênh (Lạc Sơn), Mường Động (Kim Bôi)… thu hút hàng vạn người dân, du khách. Lễ hội cấp xóm như lễ hội Xuống đồng xã Xuân Phong (Cao Phong) cũng có hàng nghìn người tham dự. Riêng 2 lễ hội tâm linh diễn ra dài ngày, thường kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh là lễ hội chùa Tiên (Lạc Thủy) và đền Bờ (Cao Phong, Đà Bắc). Vào các ngày thứ bảy, chủ nhật, lượng khách dồn về đông, nhiều thời điểm còn quá tải như tại đền Bờ (Cao Phong, Đà Bắc). Điều đó đặt ra những vấn đề về an ninh trật tự tại các điểm lễ hội.
(HBĐT) - Cùng với xu thế hội nhập quốc tế của Việt Nam, ngày càng xuất hiện thêm nhiều loại hình giải trí độc đáo và mới mẻ, âm nhạc dân tộc đang ngày một phai nhạt trong xã hội hiện đại. Thế nhưng thành viên câu lạc bộ nhạc cụ dân tộc xóm Đoàn Kết 2 – xã Phúc Tiến – huyện Kỳ Sơn vẫn ngày đêm dành hết tình yêu, nhiệt huyết ra sức giữ gìn để âm nhạc dân tộc không bị mai một.
(HBĐT) - Thực hiện chương trình hợp tác phát triển du lịch, ngày 30/3, Sở VH,TT&DL tỉnh Hòa Bình và Sở Du lịch Hà Nội phối hợp cùng Công ty TNHH Sunsmile Travel Việt Nam tổ chức đoàn khảo sát để liên kết xây dựng tour du lịch Hà Nội – Hòa Bình. Tham gia đoàn khảo sát có ngài Konstantin Vnukov, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền - Đại sứ quán Nga cùng phu nhân và một số cán bộ làm việc tại Đại sứ quán Nga; đại diện Sở Du lịch Hà Nội.
Đó là khẳng định của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch tại lễ khai mạc Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam (VITM Hà Nội 2018), vừa diễn ra ngày 29-3 tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô Hà Nội.
(HBĐT) - Công tác quản lý Nhà nước về du lịch còn nhiều bất cập, thiếu đội ngũ cán bộ quản lý và cả nhân viên làm du lịch chuyên nghiệp. Đó là thực trạng và cụm từ này được nhắc đến nhiều trong các diễn đàn bàn về du lịch của tỉnh và các huyện, thành phố trong những năm gần đây. Từ những diễn đàn này đã gợi mở hướng đi, cách làm mới để phát triển nguồn nhân lực du lịch.
Phim tham dự Giải thưởng Cánh diều lần này bao gồm 13 phim truyện điện ảnh, 16 phim truyền hình, 13 phim hoạt hình, 34 phim tài liệu, 9 phim khoa học, 32 phim ngắn và bốn công trình nghiên cứu, lý luận phê bình điện ảnh sản xuất trong năm 2017.
13 phim điện ảnh dự Cánh diều 2017 gồm: "Bạn gái tôi là sếp", "Giấc mơ Mỹ", "Em chưa 18", "Mẹ chồng", "Cô gái đến từ hôm qua", "Ở đây có nắng", "Có căn nhà nằm nghe nắng mưa", "Sắc đẹp ngàn cân", "Ngày mai Mai cưới", "Đảo của dân ngụ cư", "Cô Ba Sài Gòn", "Yêu đi đừng sợ", "Dạ cổ Hoài Lang".
Theo bà Nguyễn Thị Hồng Ngát, Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh, Ban tổ chức giải Cánh diều vàng, nét mới của giải thưởng năm nay là vẫn xét chọn các phim làm lại từ kịch bản nước ngoài, nhưng không tham dự hạng mục Phim hay nhất, chỉ chấm các hạng mục cá nhân diễn xuất. Hai giải thưởng mới dành cho những cá nhân đóng góp nhiều trong thể loại phim truyện và phim hoạt hình năm nay mới được thêm vào là Quay phim xuất sắc nhất của Phim tài liệu, và Họa sĩ xuất sắc nhất của Phim hoạt hình.
Về cơ cấu giải thưởng năm nay, sẽ có các giải Cánh diều vàng, Cánh diều bạc và Bằng khen trao cho các tác phẩm xuất sắc nhất mỗi thể loại phim ngắn, phim hoạt hình, phim khoa học, phim tài liệu, phim truyện truyền hình, phim truyện điện ảnh và công trình nghiên cứu, lý luận phê bình điện ảnh.
Hội đồng giám khảo giải Cánh diều 2017 gồm sáu ban: phim truyện truyền hình, phim truyện điện ảnh, phim tài liệu và khoa học, phim hoạt hình, phim ngắn và công trình nghiên cứu, lý luận phê bình điện ảnh.
Lễ trao giải sẽ diễn ra tại Nhà hát Lớn vào và được phát sóng trực tiếp trên kênh VTV2 vào lúc 20 giờ. Chương trình đêm trao giải do đạo diễn quen thuộc của Cánh diều, đạo diễn Trịnh Lê Văn thực hiện.
Cùng với chương trình Cánh diều vàng, có nhiều hoạt động hưởng ứng như Tọa đàm “Nhìn lại sáng tác điện ảnh, phim truyền hình năm 2017” và các chương trình chiếu miễn phí phim truyện dự giải cho đông đảo người dân Hà Nội thưởng thức ở các rạp Tháng Tám, Trung tâm chiếu phim Quốc gia và Hãng phim Tài liệu, Khoa học Trung ương, bắt đầu từ ngày 9-4, vé mời phát tại địa điểm chiếu phim từ ngày 6-4.