CHƯƠNG TRÌNH DU XUÂN THÁI BÌNH - NAM ĐỊNH

Hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP tại chùa Keo, Thái Bình

(PLVN) - Sáng 24/10, tại chùa Keo, một di tích cấp Quốc gia đặc biệt ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, Ban tổ chức lễ hội chùa Keo 2023 đã khai mạc hội chợ nhằm quảng bá và giới thiệu các sản phẩm OCOP.

Đây là lần đầu tiên hội chợ sản phẩm được tổ chức trong suốt lễ hội chùa Keo mùa Thu, với hơn 20 gian hàng được sắp xếp xen kẽ. Sự kiện này thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp, hợp tác xã và cơ sở sản xuất kinh doanh, cũng như du khách từ huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình và huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

Cổng vào lễ hội lễ hội chùa Keo mùa Thu 2023

Trong bài phát biểu khai mạc, bà Phạm Thị Như Phong, Chủ tịch UBND huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình) thông tin về ý nghĩa của chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP. Sau 4 năm triển khai, chương trình OCOP huyện Vũ Thư đã tạo ra sự phát triển mạnh mẽ và lan tỏa rộng rãi tại các địa phương trên địa bàn. Chương trình đã tìm thấy nhiều mô hình và cách làm hiệu quả, cải thiện chất lượng và giá trị của sản phẩm nông nghiệp, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội.

Huyện Vũ Thư hiện có 23 sản phẩm OCOP được công nhận bởi UBND tỉnh Thái Bình, trong đó có 16 sản phẩm 4 sao và 7 sản phẩm 3 sao. Nhiều sản phẩm OCOP từ các địa phương và doanh nghiệp đã nổi tiếng không chỉ trên thị trường trong tỉnh và trong nước, mà còn có mặt trên thị trường quốc tế. Điều này đã giúp các doanh nghiệp và các hộ sản xuất mở rộng quy mô, nâng cao giá trị sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Với sự ủng hộ của các địa phương trong và ngoài tỉnh Thái Bình, hội chợ trưng bày 48 sản phẩm OCOP từ các huyện, thành phố trong tỉnh, từ huyện Võ Nhai của tỉnh Thái Nguyên và 2 đơn vị từ Hà Nội.

Trước đó, vào sáng sớm cùng ngày, Ban tổ chức lễ hội tiến hành nghi thức Khai chỉ và mở cửa đền Thánh với sự tham gia của lãnh đạo huyện, lãnh đạo địa phương và đông đảo tín đồ phật tử, du khách và người dân.

Tối nay, 24/10, lễ khai mạc chính thức của lễ hội sẽ được tiến hành với chương trình nghệ thuật "Linh thiêng đất Phật" kéo dài 90 phút.

Lễ hội diễn ra trong 6 ngày, từ 24/10 đến ngày 29/10 (tương ứng từ ngày 10 - 15/9 Âm lịch) với nhiều hoạt động văn hóa, tâm linh và tín ngưỡng mang tính đặc sắc bao gồm: Du thuyền hát giao duyên, các hoạt động tế lễ Phật và Thánh, rước kiệu Thánh, liên hoan các câu lạc bộ chèo, biểu diễn múa rối nước và đêm hội hoa đăng.

Ngày 31/08/2016, Thượng tọa Thích Chân Tính đã đến miền nam California để tiếp tục hành trình hoằng pháp tại Hoa Kỳ.

Sáng ngày 01/09/2016, Thượng tọa cùng quý thiện tín Phật tử tham quan các thắng cảnh tâm linh tại miền nam California như đền thờ của người Ấn Độ, chùa Tây Lai do Hòa thượng Tinh Vân ở Đài Loan sáng lập.

Chùa Tây Lai Phật Quang Sơn (Fo Guang Shan Hsi Lai Temple) rộng 15 mẫu Anh, tọa lạc trên mảnh đất phía Nam vùng đồi núi Hacienda Heights, Los Angeles, California, Hoa Kỳ. Danh từ "Tây Lai" được dùng với chủ ý giao lưu văn hóa Đông Tây. Chùa được kiến trúc theo kiểu truyền thống Phật giáo Trung Quốc. Các tòa kiến trúc chính gồm có : Cổng Tam quan, Đại Hùng Bảo Điện (chánh điện), Ngũ Thánh Điện, Thiền Đường, Ngũ Quan Đường (phòng ăn), phòng triển lãm nghệ thuật Phật Quang Duyên, Hoài Ân Đường (phòng thờ vong), Hội Đường (phòng họp Quốc tế), Pháp Đường (giảng đường), Hải Hội Đường và Hương Vân Đường (phòng họp và phòng hội thảo), Khách Đường, Trường Phật Quang Tây Lai, Trích Thủy phường (phòng trà), hiệu sách Phật Quang, Trung tâm phiên dịch Quốc tế Phật Quang Sơn và Nhà xuất bản Phật Quang Hoa Kỳ...

Tối cùng ngày, Thượng tọa Thích Chân Tính đã có buổi chia sẻ pháp thoại tại chùa Phật Tổ, vùng Long Beach, California. Thượng tọa đã nhắc lại lời Phật dạy trong kinh Tăng Chi Bộ về “Năm sự tổn thất”như sau:

Có thể nói, tổn thất là thuộc tính cơ bản của đời sống. Những gì ta đang có hôm nay sẽ rời bỏ chúng ta ra đi bất cứ lúc nào. Người ta thường an ủi nhau của đi thay người. Mất của thì có thể làm lại được. Nhưng người thân mất đi là tổn thất lớn, vì người chết không bao giờ sống lại và chúng ta mất các điểm tựa quan trọng trong đời. Bệnh tật, hoạn nạn đã cướp đi một phần sức khỏe và thân thể cũng là tổn thất lớn. Tuy vậy, những tổn thất này dù lớn nhưng chỉ ảnh hưởng trong đời này.

Theo tuệ giác của Thế Tôn, đánh mất nhân cách đạo đức (giới) và không nhận thức đúng đắn (tri kiến) mới là tổn thất lớn nhất. Do quan điểm sai lầm dẫn đến hành vi sai lầm, làm tác nhân dẫn đến sự đọa lạc vào ác thú, cõi dữ và địa ngục. Do vậy, người con Phật nhận thức sâu sắc lời Phật dạy, luôn thiết lập và duy trì nền tảng đạo đức bằng cách giữ gìn Năm giới. Quan trọng hơn phải kiện toàn nhận thức và quan điểm sống theo chánh kiến để thấy biết đúng chân lý, tin sâu nhân quả tội phước, làm lành tránh dữ, tương thân tương ái, chia sẻ khổ đau mất mát với mọi người.

Cuối buổi chia sẻ, Thượng tọa đã gửi tặng DVD phim truyện “Tìm Về Bến Giác” và sách “Vẫn Còn Hạnh Phúc” cho quý thiện tín Phật tử về thính pháp.

Thượng tọa Thích Chân Tính giảng pháp tại chùa Phật Tổ

Văn Miếu Quốc Tử Giám tọa lạc giữa thủ đô Hà Nội, được xem là trường đại học đầu tiên tại Việt Nam. Từ những năm đầu tiên, ngôi trường này đã tụ họp rất nhiều người tài, đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Hiện nay Văn Miếu vẫn là điểm đến của nhiều du khách khi ghé thăm Hà Nội bởi kiến trúc độc đáo, ấn tượng.

Văn Miếu Quốc Tử Giám đã trải qua bao nhiêu biến động, thăng trầm của lịch sử nhưng nó vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của con người Hà Nội. Đó là giá trị tinh thần cao đẹp được gìn giữ từ bao nhiêu năm. Văn Miếu nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long thời Lí. Văn Miếu được được vào hoạt động trong khoảng thời gian từ 1076 cho đến 1820, đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước.

Văn Miếu bao gồm hai di tích chính là Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy đầu tiên của trường học. Trải qua bao nhiêu năm nhưng Văn Miếu vẫn giữ được những nét đẹp cổ xưa.

Ban đầu Văn Miếu là nơi học tập của các hoàng tử, sau này mới mở rộng ra cho những người tài trong cả nước. Văn Miếu có diện tích 54.331 m2 bao gồm Hồ Văn, vườn Giám và nội tự được bao quanh bằng tường gạch vồ. Với những kiến trúc được thiết kế từ thời xa xưa, in dấu biết bao nhiêu thăng trầm của thời gian, của những đổi thay đất nước.

Khi bước vào khu Văn Miếu, du khách sẽ đến với cổng chính, trên cổng chính là chữ Văn Miếu Môn. Phía ngoài cổng có đôi rồng đá thời Lê, bên trong là rồng đá thời Nguyễn. Khu thứ hai chính là Khuê Văn Các được xây dựng năm 1805 gồm 2 tầng, 8 mái rất rộng rãi. Đây là nơi tổ chức bình các bài thơ và văn hay của sĩ tử thời xưa. Khu thứ ba chính là từ gác Khuê Văn tới Đại Thành Môn, ở giữa có một hồ vuông gọi là Thiên Quang Tĩnh. Ở hai bên hồ là nơi lưu giữ 82 bia tiến sĩ có ghi tên, quê quán, chức danh của những người nổi tiếng như Ngô Thì Nhậm, Lê Quý Đôn...

Cuối sân là nhà Đại bái và hậu cung; có những hiện vật quý hiếm được lưu truyền từ bao đời nay như chuông Bích Ung do Nguyễn Nghiêm đúc vào năm 1768. Đây được xem là chiếc chuông lớn, có giá trị lịch sử và văn hóa lâu đời. Tấm khánh mặt trong có hai chữ Thọ Xương, mặt ngoài khắc bài mình biết theo kiểu chữ lệ nói về công dụng loại nhạc cụ này. Khu thứ 5 chính là Trường Quốc Tử Giám. Ở đây là nơi dạy học, tuyển chọn người tài, đỗ đạt cao giúp cho vua nâng cao trí thức. Có rất nhiều người từ ngôi trường này đã gây nên tiếng vang lớn cho đến ngày nay như Chu Văn An, Bùi Quốc Khải...

Văn Miếu Quốc Tử Giám được xây dựng chủ yếu bằng gỗ lim, gạch đất nung, ngói mũi hàng mang nét nghệ thuật của triều Lê và Nguyễn. Những nét kiến trúc độc đáo ấy được xây dựng khéo léo bởi những bàn tay tài hoa.

Cho đến ngày nay Văn Miếu Quốc Tử Giám vẫn là địa điểm du lịch của rất nhiều người, vừa nhớ về cội nguồn, vừa khấn bái, vừa tìm hiểu được lịch sử của cha ông ta. Nơi đây còn được xem là tâm điểm của Hà Nội, của thủ đô nghìn năm văn hiến.