Last updated on Tháng tám 22nd, 2024 at 04:58 sáng

Anh có gặp sự cố gì trong công việc Business Analyst Manager?

Có. Có lần sau khi khách hàng họp bàn và chia sẻ ý tưởng, anh chưa hỏi ý khách hàng mà chuyển ngay ý tưởng đó cho team Việt Nam. Sau đó, team Việt Nam đặt nhiều câu hỏi cho Product Owner của khách hàng.

Kết quả là các bạn Product Owner của khách hàng không vui. Họ nói với anh là những gì họ chia sẻ mới chỉ là ý tưởng rất sơ khai, sau khi bàn bạc thảo luận có thể sẽ chọn ý tưởng khác, nên việc anh chuyển thông tin ngay cho offshore team có thể làm mọi thứ rối lên.

Từ đó, anh rút ra bài học là phải thận trọng hơn, khi thảo luận ý tưởng đạt đến một mức độ nhất định thì mình cần hỏi khách hàng là có thể chuyển thông tin cho offshore team được chưa. Họ đồng ý thì mình mới trao đổi với offshore team.

Tuy nhiên, đến giai đoạn requirement đã rõ ràng, anh thường khuyến khích các team member làm việc trực tiếp với Product Owner của khách hàng.

Gần đây, mô hình Agile/Scrum được áp dụng, đòi hỏi mỗi team member phải làm rất nhiều việc và phải có các kỹ năng: giao tiếp, tiếng Anh, khái quát vấn đề, và trình bày.

Đây là một trong những thứ mà nhiều bạn Developer và Tester ở Việt Nam thiếu. Vì vậy, anh luôn khuyến khích và hỗ trợ các bạn bổ sung những kỹ năng này để đi theo mô hình Agile trên thế giới.

Nếu một bạn muốn phát triển sự nghiệp theo định hướng BA thì anh khuyên bạn đó nên học cái gì ngay bây giờ?

Anh gợi ý cho các bạn hai nguồn.

Thứ nhất là nguồn quốc tế, thì hiện nay có một tổ chức là IIBA. Tổ chức IIBA này hiện nay là tổ chức nổi tiếng nhất trên thế giới về BA, và họ là về BA tổng quát, không chỉ riêng BA IT.

Họ phát hành một quyển sách là BABOK (Business Analysis Body Of Knowledge). Em có thể đăng ký thành viên, họ sẽ gửi cho em quyển ebook này để tự học. Học xong, em có thể ứng dụng việc học vào công việc hàng ngày hoặc là đăng ký thi online để lấy bằng (CCBA và CBAP).

Ở Việt Nam, bạn có thể học tại các công ty training về BA.

Career path của một BA thì sẽ đi theo những con đường nào anh nhỉ?

Lúc trước, anh định hướng con đường nghề nghiệp làm BA của mình theo như road map tại IIBA. Anh nghĩ các bạn cũng có thể tham khảo tại đó, vì nó là chuẩn quốc tế. Có hai con đường riêng biệt dành cho những bạn junior và dành cho những bạn senior.

Công việc mới của anh tại FSoft có thay đổi nhiều không?

Về cơ bản, công việc của anh vẫn là lấy yêu cầu từ khách hàng rồi chuyển cho team nội bộ.

Tuy nhiên, lúc trước thì khách hàng tìm đến công ty outsourcing nơi anh làm việc khi họ đã có ý tưởng về phần mềm rõ ràng. Business Analyst chỉ cần hiểu và đóng góp một vài thay đổi nhỏ để cụ thể hóa ý tưởng đó.

Còn bây giờ, anh tham gia vào dự án từ rất sớm. Lúc này, bản thân khách hàng cũng chưa mường tượng ra phải làm gì. Anh sẽ ngồi thảo luận chung với nhóm Product Owner của khách hàng trong giai đoạn product definition.

Sau đó, trong tuần anh sẽ có từ 1 đến 5 buổi tối (tùy thời điểm) họp với team ở Việt Nam (do Mỹ và Việt Nam trái múi giờ) để truyền đạt thông tin của khách hàng và thảo luận với team cách đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.

Có điều gì mà mọi người thường hiểu lầm về một BA?

Anh nghĩ cái mà nhiều người hiểu lầm là: khi nói đến BA, ai cũng nghĩ đến BA IT, nhưng đến khi anh làm BA rồi, và anh hiểu về công việc BA thì anh mới biết BA cần thiết cho mọi tổ chức chứ không chỉ riêng IT.

BA là Business Analyst. Thật sự trong cả chữ đó, không có chữ nào liên quan đến IT hết. (Cười)

Theo anh, định nghĩa của nghề BA là: “BA là người giúp định nghĩa ra những yêu cầu để có thể chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác.”

Ví dụ anh nói sales của tôi đang gặp vấn đề, và vấn đề đến từ việc đội ngũ sales chưa được chuyên nghiệp. Thì người BA chính là người giúp định nghĩa ra những yêu cầu để làm sao chuyển từ trạng thái ‘đội ngũ sales chưa chuyên nghiệp’ sang trạng thái ‘đội ngũ sales trở nên chuyên nghiệp’.

Có rất nhiều giải pháp cho yêu cầu này, không phải lúc nào vấn đề cũng được giải quyết bởi giải pháp phần mềm.

Giả sử bạn BA-1 sau khi phân tích thì thấy anh nên làm một phần mềm để training các bạn sales tốt hơn. Nhưng bạn BA-2 thấy rằng anh thuê toàn những bạn sales yếu kém nên đề nghị anh thay những bạn này bằng các bạn sales khác trưởng thành hơn.

Nền kinh tế của thành phố Washington D.C.

Washington D.C. có nền kinh tế đa dạng khiến nhiều thành phố khác của Mỹ phải ghen tị. Thành phố là trụ sở của chính phủ quốc gia, chiếm tới 29% số việc làm, đây cũng là lý do thu hút nhiều ngành công nghiệp khác đến khu vực này.

Washington, D.C. có nhiều công ty trong lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu khoa học, tài chính và chính sách công. Ngoài ra, du lịch là ngành công nghiệp lớn thứ hai của thành phố này, với 20 triệu du khách mỗi năm, đóng góp 5 tỷ đô la cho nền kinh tế địa phương.

Nhìn chung, nền kinh tế của khu vực Washington tiếp tục phát triển và là nền kinh tế vùng đô thị lớn thứ tư, đồng thời có tỷ lệ thất nghiệp thấp thứ hai cả nước.

Văn hóa – xã hội của thủ đô Washington D.C.

Thành phố Washington D.C. không có nhiều khác biệt lớn về văn hóa và xã hội so với các nơi khác tại Mỹ. Thủ đô Washington D.C. là một sự pha trộn đa dạng của nhiều nền văn hóa và tôn giáo khác nhau, do đó tạo ra một môi trường đa văn hóa và đa dạng.

Hầu hết người dân ở Washington D.C giao tiếp bằng tiếng Anh, đây là ngôn ngữ chính thức và phổ biến nhất tại Mỹ. Tuy vậy, do tính đa sắc tộc của thành phố, có thể có sự khác biệt trong giọng điệu và cách phát âm giữa các cư dân.

Mặc dù vậy, nét chung của chất giọng tiếng Anh ở Washington D.C vẫn mang nét Mỹ cổ điển, khái quát, coi trọng tính tự lập và tự do cá nhân, điều này phản ánh nền văn hóa chung của Mỹ.

Anh có thể chia sẻ một câu chuyện về thử thách khi anh học một domain knowledge mới, và cách anh đã làm việc với khách hàng về domain knowledge đó không ạ?

Lúc trước anh có làm việc với một khách hàng Mỹ, làm về hàng không. Dự án anh làm là về “arrange accommodations,” tức là những bạn mà trễ chuyến bay có thể lên những ki-ốt ở trên sân bay, scan passport và vé của họ, rồi hệ thống sẽ biết bạn này bay chuyến nào, rồi hệ thống sẽ chạy phần mềm để đưa ra danh sách những chuyến bay thay thế cho bạn đó chọn.

Thật sự lúc anh qua làm việc với khách hàng, anh cũng chưa biết gì về lĩnh vực hàng không, nhưng được cái là anh hay quan sát và để ý, nên lúc qua gặp khách hàng, câu đầu tiên họ hỏi là anh có biết gì về lĩnh vực này không? Nếu là anh của vài năm nước, có thể anh đã trả lời: “Xin lỗi, tôi học IT tại trường, không biết gì về hàng không cả.” (Cười)

Nhưng lúc đó, anh đã chọn cách trả lời như sau: “Thực tế đúng là tôi chưa làm qua những dự án hàng không, tuy nhiên trong quá trình làm việc, tôi có từng sử dụng qua nhiều dịch vụ hàng không khác nhau và tôi để ý khá nhiều về nó và tôi biết cách nó vận hành như thế nào.”

Đó là một cách mà anh đã sử dụng. Lý thuyết của cách này là có thể là em chưa học qua domain đó nhưng trong quá trình sống, em để ý tới nó thì em vẫn có thể tạo được lòng tin ban đầu ở khách hàng. Anh khuyên các bạn muốn làm BA thì phải luôn để ý đến mọi thứ xung quanh.

Quan hệ thẩm mỹ và đời sống thẩm mỹ

Trong vô vàn quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên và xã hội: quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, đạo đức… có quan hệ thẩm mỹ. Một vừng trăng, một dòng sông, một cơn gió…, một lâu đài, một hành vi cao thượng, một bức tranh… là những hiện tượng tựu nhiên xã hội trong quan hệ với con người nó bộc lộ nhiều phẩm giá khác nhau: giá trị kinh tế, giá trị chính trị, giá trị văn hóa, giá trị khoa học… và giá trị thẩm mỹ.

Điều đó có nghĩa là, trong quá trình đồng hóa thế giới, con người không chỉ biết đồng hóa thế giới về cái có ích, mà còn biết đồng hóa thế giới về cái thẩm mỹ. Vừng trăng, dòng sông, cơn gió,… con người không chỉ thấy ở nó những giá trị thực dụng cho sinh hoạt và đời sống như: ánh sáng soi đường, nước tưới cho đồng ruộng, gió làm căng buồm, đẩy thuyền ra khơi…, mà còn thấy nó đẹp, còn thích thú về nó- một sự thích thú vô tư, không vụ lợi. Nghĩa là, ánh trăng ấy, dòng sông ấy, ngọn gió ấy… không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu thực dụng mà còn khơi dậy ở con người những rung cảm, những xúc động, những xao xuyến của tâm hồn- tạo ra ở con người những cảm xúc thẩm mỹ.

Đồng hóa thế giới về mặt thẩm mỹ cũng chính là quan hệ thẩm mỹ đối với thế giới, cũng chính là đời sống thẩm mỹ của con người. Các phương diện con người đồng hóa thế giới về mặt thẩm mỹ, bao gồm:

Tiếp nhận, hưởng thụ, chiếm lĩnh các phương diện thẩm mỹ của hiện thực.

Sáng tạo ra những giá trị thẩm mỹ qua :

Như thế, đồng hóa thế giới về mặt thẩm mỹ, không đơn giản chỉ tiếp nhận, hưởng thụ, mà quan trọng là con người sáng tạo ra những giá trị thẩm mỹ mới cho hiện thực, bổ sung, làm phong phú thêm mặt thẩm mỹ của hiện thực; tạo ra một tự nhiên thứ hai thông qua hoạt động sáng tạo vật chất cũng như sáng tạo tinh thần: lao động sản xuất, hoạt động khoa học, sinh hoạt và đời sống. Đặc biệt, hoạt động sáng tạo nghệ thuật là nơi thể hiện tập trung nhất, đầy đủ nhất, nổi bật nhất đời sống thẩm mỹ của con người.

Ý nghĩa của quan hệ thẩm mỹ, đời sống thẩm mỹ:

Đời sống con người có hai bộ phận: đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Cả hai bộ phận đó đều có tầm quan trọng của mình.

Nếu thiếu đời sống vật chất thì con người chết ngay. Nhưng thiếu đời sống tinh thần thì con người chưa chết ngay. Con người ăn ở trước múa hát sau (C.Mác). Đối với một con người đang đói lả, không có hình thức tính người của thức ăn. Con người quẫn bách, nặng trĩu lo âu, không cảm nhận được gì dù trước một cảnh đẹp (C.Mác).

Tuy vậy, nếu nhu cầu vật chất được thỏa mãn, nhưng không có nhu cầu tinh thần thì con người chỉ tồn tại như là một con người sinh vật chứ không như là con người xã hội. Đời sống tinh thần, đặc biệt là đời sống thẩm mỹ của con người là thước đo giống loài, là tiêu chuẩn để phân biệt con người với con vật, là sự khẳng định mình như là một sức mạnh bản chất của con người (C.Mác).

Nhà nghiên cứu Biêlinski đã nhấn mạnh tầm quan trọng của cảm xúc thẩm mỹ: Cảm xúc về cái kiều diễm là một điều kiện làm nên phẩm giá con người: phải có nó mới có thể có được trí tuệ, phải có nó nhà bác học mới cất mình lên tới những tư tưởng tầm cỡ thế giới, mới hiểu được bản chất và các hiện tượng trong tính thống nhất của chúng; phải có nó người cộng sản mới có thể hiến dâng cho tổ quốc những hoài vọng cá nhân, lẫn những lợi ích riêng tư của mình; phải có nó con người mới không qụy ngã dưới sức đè nặng trĩu của cuộc đời và làm nên những chiến công. Thiếu nó, thiếu đi cái cảm xúc ấy, sẽ không có thiên tài, không có tài năng, không có trí thông minh, mà chỉ còn lại một thứ đầu óc tỉnh táo một cách ti tiện cần thiết cho thói sinh hoạt thường ngày trong nhà, cho những tính toán nhỏ nhen của bệnh ích kỉ. Kẻ nào khi nghe một bản nhạc nhảy, chỉ nhún nhảy đôi chân, mà lòng không rung động, lồng ngực không mệt mỏi, tâm hồn không xao xuyến; kẻ nào khi nhìn một bức tranh chỉ thấy đấy là những đồ vật của bảo tàng được dùng để trang hoàng căn phòng và chỉ thích thú với mỗi sự gia công tinh xảo của nó; kẻ nào không yêu thơ hồi còn trẻ; kẻ nào chỉ biết thấy vở kịch là một tiết mục sân khấu, còn tiểu thuyết là một chuyện kể cho khuây khỏa lúc buồn, kẻ đó không phải là người…

Mỹ học là khoa học về bản chất của ý thức thẩm mỹ và hoạt động thẩm mỹ của con người, nhằm khám phá, phát minh ra những giá trị trên cơ sở quy luật của cái đẹp, trong đó có nghệ thuật là giá trị cao nhất.

Mỹ học nghiên cứu ý thức thẩm mỹ của con người. Mỹ học nghiên cứu những cấp độ hoạt động của ý thức thẩm mỹ của con người với tư cách là chủ thể thẩm mỹ, bao gồm: những đặc điểm của ý thức thẩm mỹ, cảm xúc thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ, quan điểm thẩm mỹ, lí tưởng thẩm mỹ.

Mỹ học nghiên cứu các phạm trù mỹ học. Mỹ học nghiên cứu các phạm trù mỹ học như là những công cụ của tư duy nhằm nhận thức, đánh giá các hiện tượng thẩm mỹ trong đời sống và trong nghệ thuật.

Mỹ học nghiên cứu nghệ thuật như là một lĩnh vực thẩm mỹ. Mỹ học nghiên cứu bản chất, đặc trưng của nghệ thuật- lĩnh vực hoạt động trung tâm của sự sáng tạo ra những giá trị theo quy luật của cái đẹp.

Một khoa học muốn tồn tại, phải có 3 điều kiện cơ bản:

Như vậy, đối tượng là một trong 3 điều kiện xác định sự tồn tại của một khoa học. Xác định đối tượng của mỹ học là xác định phạm vi nghiên cứu của mỹ học. Cũng tức là trả lời câu hỏi: mỹ học nghiên cứu những gì? Những phương diện nào của hiện thực thuộc phạm vi nghiên cứu của mỹ học?